Bản đồ quy hoạch tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2021-2030 đang là nội dung được cơ quan ban ngành cũng như những nhà đầu tư rất quan tâm. Tỉnh Tuyên Quang tuy là một tỉnh miền núi nơi chứa nhiều quặng, khoáng sản và có nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Chính điều này đã khiến các thông tin liên quan đến quy hoạch tỉnh được rất nhiều người quan tâm. Vậy tỉnh Tuyên Quang dự kiến quy hoạch như thế nào trong giai đoạn sắp tới, cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Thông tin tổng quan về tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương nên kinh tế đã có nhiều sự chuyển biến. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về tỉnh Tuyển Quang dưới đây:
Vị trí địa lý
Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây tiếp giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Yên Bái.
- Phía Nam tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng.
Đơn vị hành chính và dân số
Tỉnh Tuyên Quang có đặc điểm về đơn vị hành chính và dân số như sau:
Đơn vị hành chính
Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Tuyên Quang có diện tích 5.867,9 km² gồm: 07 đơn vị cấp huyện và 138 đơn vị cấp xã. Trong đó có 01 thành phố; 06 huyện; 124 xã; 10 phường; 04 thị trấn.
Tổng quan đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang như sau:
Ðơn vị hành chính cấp huyện |
Thành phố Tuyên Quang |
Huyện Chiêm Hóa |
Huyện Hàm Yên |
Huyện Lâm Bình |
Huyện Na Hang |
Huyện Sơn Dương |
Huyện Yên Sơn |
Diện tích (km²) |
184,4 | 1.146,2 | 900,6 | 917,6 | 863,5 | 787,8 |
1.067,7 |
Số đơn vị hành chính | 10 phường, 5 xã | 1 thị trấn, 23 xã | 1 thị trấn, 17 xã | 1 thị trấn, 9 xã | 1 thị trấn, 11 xã | 1 thị trấn, 30 xã |
1 thị trấn, 27 xã |
Dân số tỉnh Tuyên Quang
Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Tuyên Quang có số lượng dân cư như sau:
- Tổng dân cư: 792.900 người (Nam: 399.224 người; Nữ: 393.676 người).
- Mật độ dân số: 135 người/km2.
Tốc độ tăng dân cư của tỉnh Tuyên Quang khá nhanh, đồng thời tốc độ đô thị hóa cũng ngày càng tăng cao hơn. Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 21,45% dân số sống ở đô thị và 78,55% dân số sống ở nông thôn.
Tình hình kinh tế tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh miền núi có nền kinh tế khá khó khăn. Tuy nhiên với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cùng sự hỗ trợ của các nguồn lực, kinh tế tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều sự chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Trong thời kỳ 2015-2020, tỉnh Tuyên Quang có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 6,45%; năm 2020, tổng sản phẩm GRDP đạt 34.624 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015, tăng 79,96 lần so với năm 1991. Do vậy, những đề án quy hoạch mới nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng được những nhà lãnh đạo địa phương rất quan tâm.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang đã được chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong văn bản số 373/QĐ-TTg. Theo đó, tỉnh Tuyên Quang đã xác lập các mục tiêu và đề án quy hoạch trên địa bàn với trọng điểm là thành phố Tuyên Quang.
Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Tuyên Quang
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Tuyên Quang được cụ thể như sau:
- Đưa tỉnh Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá và bền vững của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Tập trung phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, năng suất lớn, chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử.
- Trở thành Tỉnh hình mẫu về phát triển lâm nghiệp của cả nước; tập trung giảm nghèo, tiến tới giảm số xã, thôn đặc biệt khó khăn, xóa bỏ sản xuất tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ.
- Đảm bảo phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thông tin quy hoạch thành phố Tuyên Quang về phát triển đô thị
Nhằm hoàn thành đề án quy hoạch tỉnh Tuyên Quang, chính quyền địa phương đã đưa ra chính sách, kế hoạch, đề án quy hoạch cho từng huyện mà trọng tâm là thành phố Tuyên Quang.
Mục tiêu quy hoạch TP Tuyên Quang
Mục tiêu quy hoạch TP Tuyên Quang được đưa ra như sau:
- Xây dựng TP Tuyên Quang định hướng phát triển lên đô thị loại I.
- Trở thành trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế, du lịch, giáo dục,… của tỉnh.
- Trở thành đầu mối trung chuyển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Tạo môi trường sống tốt hơn, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người dân.
- Phân bổ và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.
- Đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giữa đô thị và các điểm dân cư khác.
- Xây dựng theo kiến trúc tiên tiến nhưng vẫn giữ nguyên được đặc trưng riêng của tỉnh; bảo tồn các di sản kiến trúc, cảnh quan của đô thị hiện có.
- Đồng bộ với quy hoạch của cấp quốc gia, cấp vùng đã được phê duyệt, phát triển bền vững trên cả 03 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Quy hoạch phát triển đô thị TP Tuyên Quang
Định hướng phát triển đô thị TP Tuyên Quang sẽ tập trung vào các mảng sau:
- Dịch vụ: Tập trung phát triển các đô thị, thương mại nhằm phục vụ sự phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái, y tế chất lượng cao và các dịch vụ đào tạo của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Công nghiệp: Tập trung phát triển khu công nghiệp Long Bình An, các cụm đô thị dịch vụ Nông Tiến, Tân Hà.
- Nông nghiệp: Chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đảm bảo chất lượng. Mục tiêu vừa đảm bảo số lượng rau củ, hoa quả phục vụ trong nước, vừa đủ để xuất khẩu ra nước ngoài.
Quy hoạch phát triển đô thị TP Tuyên Quang được định hướng phát triển theo các vùng sau:
- Vùng phát triển đô thị: Nằm theo hướng Tây Bắc, Đông Nam chạy dọc theo tuyến đường Quốc lộ 22 và dòng sông Lô.
- Vùng phía Bắc: Là đô thị lịch sử hiện hữu, bảo tồn và tập trung phát triển có bản sắc.
- Vùng phía Nam: Phát triển thành đô thị năng động theo hướng đô thị mới, hiện đại, gắn kết các tuyến đường giao thông đối ngoại, đường cao tốc, đường sắt.
- Vùng phía Tây: Vùng đệm đô thị, phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái.
- Vùng phía Đông: Vùng núi bảo vệ thành phố, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái.
Khu đô thị TP Tuyên Quang sẽ được phân ra thành các khu vực chính sau:
Khu đô thị trung tâm (khu vực 1)
- Khu 1-A: Khu trung tâm thành phố hiện hữu.
- Khu 1-B: Khu đô thị mới Nông Tiến và đảo Tình Húc.
- Khu 1-C: Phân khu đô thị An Tường.
- Khu 1-D: Phân khu đô thị trung tâm mở rộng phía Tây.
- Khu 1-E: Khu đô thị giáo dục và đào tạo mở rộng phía Bắc.
Khu đệm nông nghiệp và du lịch
- Khu 2-A: Vùng đệm nông nghiệp sinh thái.
- Khu 2-B: Khu đô thị suối nước khoáng Mỹ Lâm.
- Khu 2-C: Vùng đệm sinh thái phía đông gắn với du lịch tâm linh Cổng Trời, thiền viện Trúc Lâm.
Phân khu vùng đệm
- Tổng diện tích của phân khu là 4.956 ha.
- Nơi đây được phát triển ngoài các khu vực trung tâm, trở thành vùng đệm để các khu trung tâm phát triển.
Khu phát triển công nghiệp Long Bình An
- Tổng diện tích phân khu là 1.730 ha.
- Dự kiến phát triển dân cư nơi đây đạt 19.302 người.
Thông tin quy hoạch giao thông thành phố Tuyên Quang
Bên cạnh các đề án phát triển vùng đô thị, kinh tế thì thông tin quy hoạch giao thông cũng là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển trong giai đoạn sắp tới của TP Tuyên Quang.
Giao thông đường bộ
- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường chính: Quốc lộ 2, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C, …
- Xây dựng mới: Đường Hồ Chí Minh kết hợp cầu Bình Ca; tuyến đường Vành đai 1 kết hợp cầu An Khang; tuyến đường Vành đai 2 nối với khu công nghiệp Long Bình An và Quốc lộ 37; các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn khác.
Giao thông đường sắt
- Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái.
- Cải tạo, nâng cấp các ga đường sắt cũ, đồng thời bố trí mới tại khu công nghiệp Long Bình An.
Giao thông đường thủy
- Xây dựng cảng Tuyên Quang, cảng An Hòa, cảng Z113.
- Cải tạo và nâng cấp các bến tuyền nhằm đảm bảo vận chuyển vận tải trong những mùa mưa lũ. Các bến cảng cần cải tạo gồm: Bến Tân Hà, bến Tràng Đà, bến Tân Quang,…
Công trình phục vụ giao thông
- Bố trí lại và xây mới hoặc cải tạo các bãi xe đối ngoại; quy hoạch các bãi xe cũ thành bến xe bus để phục vụ di chuyển và vận tải trong tỉnh.
- Cải tạo và xây mới các cầu qua sông Lô gồm: cầu Tân Hà, cầu Nông Tiến, cầu An Hòa; xây mới cầu Tình Húc (nối phường Nông Tiến và phường Hưng Thành), cầu Trường Thi (nối Quốc lộ 37 và đường Hồ Chí Minh), cầu An Khang (nằm trên đường Vành đai 1), cầu Bình Ca (nằm trên đường Hồ Chí Minh).
Giao thông nội thị
- Thực hiện quy hoạch các tuyến đường mới phục vụ sự phát triển mở rộng kinh tế về phía Nam. Tập trung mở rộng 04 tuyến chính gồm: 02 tuyến trục trung tâm mới, tuyến đường Vành đai 1, tuyến đường nối Quốc lộ 37 với Quốc lộ 2 cũ.
- Phát triển giao thông nội khu đô thị gồm: 02 trục trung tâm mới, 01 tuyến vành đai 2, kết hợp cầu Trường Thị, cầu An Khang; xây dựng trục trung tâm thành phố phía Nam.
Trên đây là thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2030. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin quy hoạch của từng huyện trong tỉnh Tuyên Quang hoặc các địa phương khác thì hãy truy cập vào website: https://www.giaanproperty.vn/. Đây là website chính thức của công ty TNHH Công nghệ & Bất động sản GIA AN – Sàn giao dịch bất động sản uy tín hàng đầu nước ta. Nhanh tay truy cập để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào nhé.