[Cập nhật mới nhất] Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang 2021- 2023

[Cập nhật mới nhất] Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang 2021- 2023

Hậu Giang, tỉnh thành nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, Hậu Giang với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đã thu hút không ít các nhà đầu tư đổ về đây. Nếu bạn cũng đang quan tâm về thị trường bất động sản nơi đây thì đừng bỏ qua bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030 được cập nhật đầy đủ, chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về tỉnh Hậu Giang

Trước khi tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang thì bạn cần nắm một vài thông tin về tỉnh thành này!

Vị trí địa lý

Hậu Giang thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long với vị trí địa lý giáp với các tỉnh:

  • Kiên Giang ở phía Tây
  • Thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long ở phía Bắc
  • Tỉnh Bạc Liêu ở phía Nam
  • Sóc Trăng ở phía Đông

Hậu Giang cũng là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Việc nằm gần kề thành phố Cần Thơ – trung tâm vùng Tây Nam Bộ cũng giúp Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn khi khai thác nguồn lực bên ngoài.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
Tổng quan về tỉnh Hậu Giang – con rồng về kinh tế tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích dân số

Tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.621,8 km². Dân số của tỉnh thống kê năm 2019 là 733.017 người, đông thứ 54 về dân số nước ta. Mật độ dân số là 452 người/km2.

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng có nhiều dân tộc khác nhau cư trú. Theo số liệu năm 2009, có 7533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Khmer, đồng bào Hoa. Còn lại là các dân tộc như Chăm, Ê Đê, Mường…

Đơn vị hành chính

Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố đó là Vị Thành, TP Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện gồm Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy.

Địa hình, điều kiện tự nhiên

Địa hình: Hậu Giang có địa hình dạng lòng chảo, vùng ven sông rạch, các tuyến lộ giao thông thường cao và thấp dần về xa. Khu vực ven sông khá thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy nhờ triều cường trong các tháng mùa khô, khu vực xa sông, kênh rạch khiến việc tưới tiêu khó khăn hơn.

Điều kiện tự nhiên: Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Vào mùa mưa có gió Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm là 27 độ C.

Tiềm năng phát triển du lịch

Hậu Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những hạn chế phải kể đến đó là cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng. Xu hướng khách du lịch, trong ngoài nước đó là tìm về thiên nhiên, miệt vườn sông nước, vì thế Hậu Giang cần khai thác du lịch theo hướng này kết hợp vui chơi, giải trí, ăn uống và nghỉ ngơi.

Đặc biệt, Hậu Giang còn có nhiều làng nghề truyền thống đa dạng, phong phú. Nhắc đến Hậu Giang là phải nói đến những đặc sản nổi tiếng như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quý đường Long Trị… và thủy sản như cá thác lác ngon bậc nhất vùng đồng bằng sông cửu Long. Những di tích văn hóa lịch sử của tỉnh đó là đền Bác Hồ, di tích Tầm Vu…

Mục tiêu lập quy hoạch Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030

Theo mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030:

  1. Quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một cách toàn diện, thống nhất trong việc phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, hội nhập đối ngoại. Đây cũng là căn cứ để hoạch định các chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư, tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, Hậu Giang sẽ trở thành địa bàn có nền kinh tế phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, vùng đồng bằng sông Cửu Long ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị, phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, quy hoạch vùng, đô thị, nông thôn.
  3. Loại bỏ các quy hoạch chồng chéo gây ảnh hưởng đến đầu tư phát triển, xây dựng kịch bản để phát triển, lên ý tưởng phương án tổng thể, sắp xếp, bố trí hợp lý không gian. Giải quyết các vấn đề xung đột không gian, định hướng không gian để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn quy hoạch
  4. UBND tỉnh Hậu Giang đã xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu theo hướng chủ trương, chỉ đạo của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo tính khả thi, tiến độ thực hiện.

Nội dung quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030

Các nội dung chủ yếu có trong quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là:

  1. Phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương
  2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hệ thống đô thị, nông thôn
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hậu Giang 
  1. Đánh giá về việc thực hiện quy hoạch thời kỳ trước
  2. Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu, lựa chọn các phương án phát triển, quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng, tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
  • Xây dựng quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án phát triển tỉnh
  • Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh
  • Xây dựng, lựa chọn các phương án
  • Phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội
  • Phương án quy hoạch, phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu vực, khu chức năng, phương án tổ chức lãnh thổ, phân bố dân cư
  • Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
  • Phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai theo khu chức năng, theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện
  • Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện
  • Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng hóa sinh học
  • Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên, phòng chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
  • Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang

Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang thể hiện đầy đủ các huyện, thị xã và thể hiện được đây là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Không chỉ thế, Hậu Giang còn có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt, lĩnh vực chăn nuôi gia súc.

Bản đồ thành phố Vị Thanh khổ lớn

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
Bản đồ hành chính thị xã Vị Thanh

Thành phố Vị Thanh có 5 phường: 1, 3, 4, 5, 7 và 4 xã: Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến, Vị Tân.

Bản đồ thành phố Ngã Bảy

Thành phố Ngã Bảy có 4 phường: Hiệp Lợi, Hiệp Thành, Lái Hiếu, Ngã Bảy và 2 xã: Đại Thành, Tân Thành.

Bản đồ Thị xã Long Mỹ

Thị xã Long Mỹ có 4 phường: Bình Thạnh, Thuận An, Trà Lồng, Vĩnh Tường và 5 xã: Long Bình, Long Phú, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
Bản đồ Thị xã Long Mỹ

Bản đồ huyện Châu Thành

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
Bản đồ huyện Châu Thành

Huyện Châu Thành có 2 thị trấn: Ngã Sáu (huyện lỵ), Mái Dầm và 6 xã: Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Hữu, Phú Tân.

Bản đồ huyện Châu Thành A

Huyện Châu Thành A có 4 thị trấn: Một Ngàn, Bảy Ngàn, Cái Tắc, Rạch Gòi và 6 xã: Nhơn Nghĩa A, Tân Hòa, Tân Phú Thạnh, Thạnh Xuân, Trường Long A, Trường Long Tây.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
 Bản đồ huyện Châu Thành A

Bản đồ huyện Long Mỹ

Huyện Long Mỹ có 01 thị trấn Vĩnh Viễn và 7 xã: Lương Tâm, Lương Nghĩa, Thuận Hòa, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên.

Bản đồ huyện Phụng Hiệp

Huyện Phụng Hiệp có 3 thị trấn: Cây Dương, Búng Tàu, Kinh Cùng và 12 xã: Bình Thành, Hiệp Hưng, Hòa An, Hòa Mỹ, Long Thạnh, Phụng Hiệp, Phương Bình, Phương Phú, Tân Bình, Tân Long, Tân Phước Hưng, Thạnh Hòa với 128 ấp.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
Bản đồ huyện Phụng Hiệp

Bản đồ huyện Vị Thủy

Huyện Vị Thủy có 01 thị trấn Nàng Mau và 9 xã: Vị Bình, Vị Đông, Vị Thắng, Vị Thanh, Vị Thủy, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang
Bản đồ huyện Vị Thủy

Một vài câu hỏi thường gặp về quy hoạch tỉnh Hậu Giang

Khi quan tâm về bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang, khách hàng và nhà đầu khi quan tâm đến thị trường bất động sản nơi đây.

Đất quy hoạch Hậu Giang có được cấp sổ đỏ hay không?

Theo quy định tại điều luật 49 luật đất đai năm 2013, trường hợp quy hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì người sử dụng đất không chỉ được tiếp tục sử dụng mà còn được thực hiện các quyền:

  • Cấp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
  • Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê
  • Cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

Vì sao cần xem quy hoạch đất trước khi mua nhà, đầu tư?

Việc xem quy hoạch đất sẽ giúp bạn xác định vị trí lô đất để biết mảnh đất đó có thuộc diện quy hoạch hay không, là đất đô thị, đất công nghiệp hay đất thuộc quy hoạch cây xanh đô thị.

Tùy vào mục đích mua để ở hay trồng trọt, chăn nuôi mà bạn có thể chọn loại đất phù hợp. Vì thế, cần phải xem quy hoạch đất trước khi quyết định đầu tư mua bán.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, sáng suốt nhất. Đừng quên truy cập vào giaanproperty.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, được cập nhật mới nhất, nhanh chóng nhất nhé!

4.4/5 - (106 bình chọn)

Tin tức khác