Cập nhật chính xác bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau (Mới nhất)

Cập nhật chính xác bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau (Mới nhất)

Bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau giúp các nhà đầu tư có cơ sở khoa học để phân tích tình trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai rồi từ đó xác định phương hướng đầu tư chính xác. Gia An Property sẽ tổng hợp những thông tin mới nhất về quy hoạch tỉnh Cà Mau trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

Quy mô, tính chất lập quy hoạch tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau có quy mô diện tích đất tự nhiên là 5294.87 km², là vùng đất tận cùng cực Nam của Việt Nam với 3 mặt giáp biển.

  • Phía Đông giáp với Biển Đông.
  • Phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan.
  • Phía Bắc giáp với tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang.

Thành phố Cà Mau nằm trên trục quốc lộ 63 và quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km. Tỉnh có đường bờ biển dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây. Khu vực biển của tỉnh Cà Mau tiếp giáp các vùng biển của các nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Vùng biển thuộc tỉnh Cà Mau là trung tâm của vùng biển quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.

Về hành chính, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện, phân chia thành 101 đơn vị hành chính cấp xã với 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã.

Cà Mau không chỉ có vị trí trung tâm hàng hải khu vực Đông Nam Á mà còn là đầu mối phát triển của các tiểu vùng phía Nam Việt Nam – khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau kết nối với vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, giao thương sôi động cả về đường bộ lẫn đường thủy bởi vị trí địa lý nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia cũng như quốc tế.

Tính chất và chức năng của Cà Mau khi nằm trên các trục hành lang kinh tế giúp tỉnh trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản của cả nước. Đồng thời mặt khai thác dầu khí ngoài biển cũng phát triển khi trở thành trung tâm năng lượng và dịch vụ dầu khí của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia với cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.

Song song với phát triển công nghiệp, tỉnh Cà Mau cũng đẩy mạnh khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái rừng và biển, là trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó Cà Mau còn là vị trí chiến lược trong chính sách quốc phòng, có vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cà Mau
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cà Mau

Thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Cà Mau có quy mô đất tự nhiên là 529.487 ha. Trong đó là 529.487 ha quy mô đất nông nghiệp, 100.474 ha quy mô đất thành thị, 66.801 ha đất phi nông nghiệp, 24.775 ha đất khu bảo tồn tự nhiên, 6.000 ha đất khu du lịch và 4.135 ha đất chưa sử dụng.

Trong đó trọng điểm quy hoạch của toàn tỉnh là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Cà Mau – thành phố Cà Mau.

Quy hoạch phát triển không gian vùng giao thông thành phố Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và có ý nghĩa về mặt chính trị, có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ quốc phòng, an ninh của quốc gia. Do đó quy hoạch không gian vùng thành phố Cà Mau và tỉnh Cà Mau cần có sự phát triển đồng bộ và toàn diện nhiều mặt.

Khung phát triển tỉnh Cà Mau nói chung và thành phố Cà Mau nói riêng gồm các trục hành lang kinh tế đô thị quốc tế và quốc gia như sau:

  • Về giao thông trên bộ: Quốc lộ 1 là trục hành lang kinh tế quốc gia đi xuyên qua trung tâm thành phố Cà Mau về đến Năm Căn, kết nối chuỗi đô thị của tỉnh với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long (thành phố Bạc Liêu, thành phố Sóc Trăng). Đồng thời trục hành lang kinh tế – đô thị cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (Quản Lộ – Phụng Hiệp) kết nối thành phố Cà Mau với Cần Thơ. Quốc lộ 63 nối thành phố Cà Mau với Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang và hướng về cửa khẩu Xà Xía. Đây cũng là tuyến đường Hồ Chí Minh về đến thành phố Cà Mau, theo Quốc lộ 1 về đến Năm Căn và Mũi Cà Mau.
  • Về giao thông trên biển: xây dựng và phát triển hành lang kinh tế biển – ven biển kết nối các vùng trong nước và quốc tế, liên kết các khu kinh tế biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với nhau như khu kinh tế biển Định An – Gành Hào – Năm Căn –  đảo Phú Quốc – Côn Đảo.
  • Giao thông đường thủy của tỉnh Cà Mau với các hệ thống đường thủy quốc gia gồm có: sông Gành Hào, sông Cửa Lớn, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu nối các tiểu vùng đồng bằng sông Cửu Long với nhau.
Bản đồ thành thị tỉnh Cà Mau
Bản đồ thành thị tỉnh Cà Mau

Quy hoạch phát triển không gian vùng đô thị – công nghiệp tập trung tại thành phố Cà Mau

Với hạt nhân là thành phố Cà Mau, phát triển các vùng đô thị – công nghiệp lân cận gồm: đô thị Khánh An; đô thị Thới Bình và đô thị Cái Nước kết nối khu công nghiệp Khánh An; cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau; khu công nghiệp Hòa Trung và các cụm công nghiệp khác trên địa bàn thành phố.

Vùng đô thị Sông Đốc lấy đô thị Sông Đốc là trung tâm phát triển gắn với các vệ tinh xung quanh: khu công nghiệp Sông Đốc; đô thị Trần Văn Thời.

Vùng đô thị – công nghiệp Năm Căn với trung tâm là khu kinh tế Năm Căn gồm đô thị Năm Căn; đô thị Cái Nước; khu phi thuế quan, khu công nghiệp tập trung, cảng biển;…

Bên cạnh đó tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, vùng bờ biển và thềm lục địa trải dài đem đến tiềm năng phát triển kinh tế cùng khả năng mở rộng cảnh quan. Tại tỉnh có các khu bảo tồn rừng quốc gia, rừng ngập mặn ven biển, rừng trồng ven sông kết hợp với hệ thống kênh rạch tạo thành mạng lưới đô thị đặc trưng, cân bằng phát triển giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Không chỉ có đường biển, vận tải bằng đường sông ngòi, kênh rạch tải tỉnh Cà Mau rất phát triển nhờ mạng lưới chằng chịt, kết nối lưu thông với nhau. Hệ thống sông phục vụ vận tải, cấp nước – thoát nước, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: sông Bảy Háp, sông Cửa Lớn, sông Gành Hào, sông Ông Đốc, sông Tam Giang, sông Cái Tàu, sông Trẹm, sông Đầm Cùng, sông Năm Căn, sông Rạch Gốc, kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp,…

Quy hoạch phân bố các vùng chức năng của tỉnh Cà Mau

Vùng phát triển kinh tế nội địa

Phát triển kinh tế nội địa tỉnh Cà Mau gồm đô thị – công nghiệp – dịch vụ với 3 hạt nhân: thành phố Cà Mau, huyện Thới Bình và huyện Cái Nước. Ngoài ra còn mở rộng ra vùng phụ cận về phía Tây Bắc, gắn kết các vùng đô thị Khánh An, cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau và khu công nghiệp Khánh An.

Vùng kinh tế nội địa nằm phía Đông Bắc tỉnh Cà Mau, trong đó thành phố Cà Mau là đô thị loại II cấp vùng, là trung tâm văn hóa – kinh tế của toàn tỉnh. Khu vực này thuận lợi trong giao thương khi có trục giao thông quốc gia đi qua trung tâm thành phố. Nhờ đó khu vực kinh tế nội địa có động lực phát triển các khu đô thị, tận dụng lợi thế của tiểu vùng để vừa phát triển vừa bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Để phát triển kinh tế, chính quyền tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu cho khu vực kinh tế nội địa đến năm 2025 đạt quy mô dân số từ 630.000 – 650.000 người và đến năm 2030 đạt 700.000 – 740.000 người.

Bản đồ quy hoạch thành phố Cà Mau
Bản đồ quy hoạch thành phố Cà Mau

Vùng phát triển kinh tế biển

Sở hữu lợi thế đường bờ biển dài, vùng biển rộng, Cà Mau khai thác các tiềm năng kinh tế biển gồm có:

  • Vùng kinh tế ven biển Tây gồm cụm đảo Hòn Chuối, Hòn Buông, Đá Bạc và 4 huyện có bờ biển là huyện U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân. Trung tâm là đô thị Sông Đốc phát triển nông nghiệp chuyên canh lúa, nuôi trồng thủy sản tập trung đồng thời bảo vệ khu vực rừng bảo tồn quốc gia U Minh Hạ.
  • Vùng kinh tế ven biển Đông gồm cụm đảo Hòn Khoai và 3 huyện có bờ biển là huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Đây cũng là cực Nam của đất nước có nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và quốc phòng, an ninh. Trung tâm của vùng kinh tế ven biển Đông là khu kinh tế Năm Căn.

Quy hoạch hệ thống đô thị và dân cư tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau xây dựng hệ thống đô thị trung tâm vùng và trung tâm các tiểu vùng gồm có: thành phố Cà Mau, đô thị Sông Đốc và đô thị Năm Căn. Quy hoạch đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn đến năm 2021, tỉnh có 20 đô thị trên cơ sở nâng cấp mở rộng 10 đô thị hiện có và thành lập mới 10 đô thị:

  • 1 đô thị loại I: thành phố Cà Mau.
  • 5 đô thị loại IV: Sông Đốc, Năm Căn, Trần Văn Thời, Đầm Dơi và Cái Nước.
  • 14 đô thị loại V: Thới Bình, U Minh, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc, Đất Mũi, Thanh Tùng, Trí Phải, Trần Thới, Phú Tân, Nguyễn Huân, Hưng Mỹ, Khánh Bình Tây, Khánh An, Khánh Hội.

Đến năm 2030, tỉnh Cà Mau có 20 đô thị trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số đô thị hiện có.

  • 1 đô thị loại I: thành phố Cà Mau.
  • 2 đô thị loại III: Sông Đốc và Năm Căn.
  • 6 đô thị loại IV: Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Thới Bình, Cái Nước, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc.
  • 11 đô thị loại V: U Minh, Đất Mũi, Thanh Tùng, Trần Thới, Phú Tân, Nguyễn Huân, Hưng Mỹ, Trí Phải, Khánh Bình Tây, Khánh Hội, Khánh An.
Động lực phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau
Động lực phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam đất nước. Nơi đây có vị trí thuận lợi để phát triển giao thương kinh tế biển. Đồng thời các tiểu vùng cũng có sự phát triển đồng đều, liên kết chặt chẽ với nhau. Để nắm bắt những thông tin cập nhật mới nhất với bản đồ quy hoạch tỉnh Cà Mau, nhà đầu tư hãy theo dõi Gia An Property thường xuyên nhé.

4.4/5 - (100 bình chọn)

Tin tức khác