Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ về hành chính, giao thông, du lịch

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ về hành chính, giao thông, du lịch

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, chỉ cách thủ đô Hà Nội 95km. Nhắc đến Phú Thọ, là nhớ đến vua Hùng, mảnh đất rồng tiên với lịch sử lâu đời. Trong bài viết này, hãy cùng Gia An Property tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ để biết thêm về những thông tin hữu ích, tiềm năng phát triển của nơi đây.

Tổng quan về tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là mảnh đất cội nguồn của dân tộc với truyền thống văn hóa lâu đời. Nơi đây gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ và cầu nối của vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý của tỉnh thành này giáp với:

  • Tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái ở phía Bắc
  • Tỉnh Vĩnh Phúc ở phía Đông
  • Huyện Ba Vì- TP Hà Nội ở phía Đông
  • Tỉnh Sơn La ở phía Tây
  • Tỉnh Hòa Bình ở phía Nam

Phú Thọ giáp với Hà Nội theo hướng Tây Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cửa khẩu Thanh Thủy Hà Giang hơn 200km, cảng Hải Phòng 170km. Phú Thọ cũng là nơi tập hợp của 3 con sông lớn đó là sông Hồng, sông Đà, sông Lô.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi Phía Bắc

Địa hình, khí hậu

Địa hình

Phú Thọ là tỉnh trung du, miền ní nên địa hình bị chia cắt, có 3 con sông lớn chảy qua. Địa hình chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu đó là:

  • Vùng núi cao phía Tây, phía Nam Phú Thọ chủ yếu thuộc các huyện như Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê. Tiềm năng phát triển kinh tế vùng này là lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
  • Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ với đồng ruộng, các dải đồng bằng ven triền sông Đà, sông Hồng, sông Lô. Chính vì đặc trưng địa hình mà khu vực này phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy, thích hợp chăn nuôi trồng thủy sản…

Khí hậu: Phú Thọ có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 3 độ C. Lượng mưa trung bình năm tại Phú Thọ khoảng 1700mm. Nhờ vào đặc trưng khí hậu này mà Phú Thọ có thể trồng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.

Đơn vị hành chính

Phú Thọ được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố Việt Trì – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa; 1 thị xã Phú Thọ cùng các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh.

Dân số

Tỉnh Phú Thọ có dân số khoảng 1.465.726 người, trong đó nam giới là 726.909 người, nữ giới là 736.817 người. Mật độ dân số của Phú Thọ 373 người/km². Dân số của Phú Thọ đứng thứ 21 trong số 63 tỉnh thành của nước ta. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 83% cùng với cộng đồng các dân tộc khác như Mường, Dao, Sán Chay.

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ 

Bản đồ thành phố Việt Trì

Đơn vị hành chính của Thành phố Việt Trì có 22 đơn vị, gồm 13 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh Phương, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ, Vân Phú và 9 xã: Chu Hóa, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu, Sông Lô, Thanh Đình, Thụy Vân, Trưng Vương.

Bản đồ thị xã Phú Thọ

Đơn vị hành chính của Thị xã Phú Thọ có 9 đơn vị, gồm 4 phường: Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu, Thanh Vinh và 5 xã: Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh, Văn Lung.

Bản đồ huyện Cẩm Khê

Đơn vị hành chính của Huyện Cẩm Khê có 24 đơn vị, 01 thị trấn Cẩm Khê (huyện lỵ) và 23 xã: Cấp Dẫn, Chương Xá, Điêu Lương, Đồng Lương, Hùng Việt, Hương Lung, Minh Tân, Ngô Xá, Phú Khê, Phú Lạc, Phượng Vĩ, Sơn Tình, Tam Sơn, Tạ Xá, Thụy Liễu, Tiên Lương, Tùng Khê, Tuy Lộc, Văn Bán, Văn Khúc, Xương Thịnh, Yên Dưỡng, Yên Tập.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
Bản đồ huyện Cẩm Khê

Bản đồ huyện Đoan Hùng

Đơn vị hành chính của Huyện Đoan Hùng có 22 đơn vị, gồm 01 thị trấn Đoan Hùng (huyện lỵ) và 21 xã: Bằng Doãn, Bằng Luân, Ca Đình, Chân Mộng, Chí Đám, Hợp Nhất, Hùng Long, Hùng Xuyên, Minh Lương, Minh Phú, Minh Tiến, Ngọc Quan, Phú Lâm, Phúc Lai, Sóc Đăng, Tây Cốc, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Vân Du, Vụ Quang, Yên Kiện.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
Bản đồ huyện Đoan Hùng

Bản đồ huyện Hạ Hòa

Đơn vị hành chính của Huyện Hạ Hòa có 20 đơn vị, gồm 01 thị trấn Hạ Hòa (huyện lỵ) và 19 xã: Ấm Hạ, Bằng Giả, Đại Phạm, Đan Thượng, Gia Điền, Hà Lương, Hiền Lương, Hương Xạ, Lạng Sơn, Minh Côi, Minh Hạc, Phương Viên, Tứ Hiệp, Văn Lang, Vĩnh Chân, Vô Tranh, Xuân Áng, Yên Kỳ, Yên Luật.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
Bản đồ huyện Hạ Hòa 

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Phú Thọ

Đường bộ: Tập trung đầu tư phát triển các tuyến đường chủ chốt như:

  • Cao tốc Nội Bài – Lào Cai qua tỉnh Phú Thọ với chiều dài trên 60km, 7 nút giao tại: TP Việt Trì, huyện Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thị xã Phú Thọ. Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh – Hải Phòng khi mang lại nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển cả về kinh tế, xã hội cho tỉnh.
  • Tuyến đường quốc lộ 2 nối liền vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay Nội Bài về Hà Nội, nối quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh, quốc lộ 18 đi cảng biển Cái lân – Quảng Ninh.
  • Quốc lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ, đi Sơn La – Điện Biên – CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú Thọ đi Yên Bái, kết nối các quốc lộ khác đi Lào Cai, sang Trung Quốc, tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh, nối liền 3 miền đất nước.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
 Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Phú Thọ

Đường sắt

Tuyến đường sắt Xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ, về Hà Nội và nối các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TPHCM.

Tỉnh Phú Thọ hiện có 8 ga đặt tại Thành phố Việt Trì, các thị trấn trên địa bàn. Trong đó, ga Việt Trì, ga Phú Thọ là 2 ga lớn, thuận tiện đưa đón hành khách, vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.

Đường thủy

Thành phố Việt Trì được xem là thành phố ngã ba sông – đây là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn miền Bắc là sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Tỉnh có chiều dài vận tải đường sông là 235km với sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km, chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ, tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác.

Bản đồ quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

Tiềm năng phát triển Du lịch của Phú Thọ là điều được nhiều người quan tâm. Dựa vào bản đồ du lịch tỉnh Phú Thọ, ta có thể nhận thấy đây là tỉnh nằm vị trí trung tâm, chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng, đỉnh tam giác châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, hợp lưu của các con sông lớn.

Ba con sông lớn chảy qua Phú Thọ đó là sông Thao, sông Lô, sông Đà, bao bọc giữa hai dãy núi Tam Đảo, Ba vì, dựa lưng vào vùng đồi núi san sát, mặt hướng ra vùng đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
Bản đồ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 

Nhiều thắng cảnh, khu sinh thái độc đáo và đẹp mắt

Với vị trí địa lý đắc địa, Phú Thọ là tỉnh được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan đa dạng. Nói đến Phú Thọ phải kể đến các danh lam thắng cảnh như Ngã ba Bạch Hạc, Ao Giời Suối Tiên, Đầm Ao Châu, Đầm Vân Hội, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, vườn quốc gia Xuân Sơn… Đây đều là những tài nguyên du lịch tự nhiên quý báu của Phú Thọ để thu hút du khách trong ngoài nước đến nghỉ dưỡng, khám phá.

Quần thể di tích lịch sử về vua Hùng, tín ngưỡng

Ngoài những thắng cảnh đẹp, hùng vĩ thì Phú Thọ còn có thể được khai thác du lịch theo hướng tâm linh, tín ngưỡng. Bởi, đây là mảnh đất với văn hóa lịch sử lâu dài.

Các quần thể di tích lịch sử về vua Hùng, tín ngưỡng đó là:

  • Khu di tích lịch sử đền Hùng, đền mẫu Âu Cơ, đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, đền Lăng Sương, thành phố lễ hội Việt Trì…
  • Lễ hội đền hùng, đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, lễ hội rước Chúa Gái, rước kiệu Hùng Lô, hội Phét Hiền Quan… cùng các làn điệu dân ca Xoan, Ghẹo.

Di sản văn hóa thế giới tại Phú Thọ

  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại
  • Hát xoan Phú thọ – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

Có thể nói, Phú Thọ tựa như hình ảnh thu nhỏ của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Vùng đất cội nguồn dân tộc này luôn là nơi được du khách trong và ngoài nước thích thú, mong muốn được đến để khám phá. Chính vì thế, du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế Phú Thọ.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ

Mục tiêu quy hoạch tổng quát

  • Nâng cấp các đô thị hiện có, xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội, đô thị loại I. Nâng cấp thị xã Phú Thọ thành đô thị loại III đồng thời nâng cấp một số thị trấn lên thị xã.
  • Phát triển thêm các thị trấn, thị tứ, đặc biệt với các huyện, xã miền núi của tỉnh
  • Tạo nên cơ sở pháp lý để lập, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, thu hút nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư
Bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ
Bản đồ quy hoạch dân cư đô thị Phú Thọ

Mục tiêu cụ thể

  • Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị cho thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hòa, Sông Thao, Lâm Thao, Hùng Sơn, Hưng Hóa, Yên Lập.
  • Xây dựng nên các đô thị mới tại các huyện
  • Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh xây dựng được 68 thị tứ, hệ thống đô thị của tỉnh có 22 đô thị, trong đó 5 đô thị trung tâm cấp tỉnh, 11 đô thị trung tâm, 6 đô thị chuyên ngành cấp huyện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Phú Thọ đầy đủ, chi tiết nhất mà Gia An Property cập nhật đến bạn. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong những quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản này.

4.4/5 - (57 bình chọn)

Tin tức khác