Cập nhật quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình mới nhất

Cập nhật quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình mới nhất

Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được xây dựng, hoàn thiện và đi vào sử dụng từ năm 2018, giúp giải quyết vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa Hà Nội và vùng Tây Bắc. Hiện nay, theo đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình, cao tốc sẽ được quy hoạch mở rộng để phục vụ giao thông tốt hơn. Vậy quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình như thế nào? Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây nhé.

Vẻ đẹp của cao tốc Hà Nội – Hòa Bình
Vẻ đẹp của cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Thông tin quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình nằm trong tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên và có ký hiệu riêng là CT.08. Đoạn đường cao tốc này được đánh giá là tuyến đường quan trọng trong chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Quốc gia.

Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình giúp việc kết nối giao thông, vận chuyển hàng hóa được nhanh chóng hơn, thay vì mất 120 phút để đi từ Hà Nội tới Hòa Bình như trước thì việc di chuyển trên cao tốc CT.08 sẽ rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 60 phút. Không chỉ giúp giảm thời gian di chuyển, cao tốc này còn giúp giảm tình trạng quá tải cho Quốc lộ 6, đồng thời góp phần kết nối không gian đô thị và mạng lưới giao thông giữa các vùng khác xung quanh.

Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình có chiều dài tổng là 56 km có điểm đầu giao với vành đai 3 tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Hội và điểm cuối tại Quốc lộ 6, phường Trung Minh, tỉnh Hòa Bình. Tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được chia thành 02 đoạn nhỏ gồm:

  • Đoạn 1: Đoạn Láng – Hòa Lạc

Đoạn đường này có chiều dài khoảng 30 km, được khởi công vào năm 1996 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 1998. Giai đoạn 2 mở rộng được hoàn thành và thông xe vào ngày 03/10/2010.

  • Đoạn 2: Đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình

Đoạn cao tốc này bắt đầu xây dựng khi đoạn Láng – Hòa Lạc được chính thức hoàn thành phần mở rộng vào ngày 03/10/2010 và được hoàn thành vào ngày 10/10/2018. Đây là tuyến đường quan trọng chạy qua Hòa Bình có tổng chiều dài khoảng 22,7 km, có điểm đầu tại K6+800 trên đường Hòa Lạc – Hòa Bình, xã Yên Bái, huyện Ba Vì, Hà Nội và điểm cuối tại Km32+367 giao với cầu Hòa Bình 5 thuộc phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình do Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) làm chủ dự án kiêm đơn vị thi công. Tuy nhiên đến năm 2013, Geleximco đã xin dừng dự án do không thể hoàn thành theo kế hoạch và lộ trình đã cam kết. Ngay sau đó, dự án được chuyển giao cho liên doanh Tổng công ty 36 – Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hà Nội – Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc thực hiện. Dự án chuyển sang hình thức BOT với tổng mức đầu tư là 2.700 tỷ đồng.

Tuyến đường Láng – Hòa Lạc hiện nay có quy mô 6 làn xe với không gian rộng rãi và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Trong khi đó tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình hiện có quy mô 4 làn xe gồm 02 làn xe thông thường và 02 làn xe khẩn cấp.

Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình hiện nay
Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình hiện nay

Đề xuất quy hoạch mới cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Hiện nay cao tốc Hà Nội – Hòa Bình vẫn đang được đưa vào sử dụng, tuy nhiên theo quy hoạch kinh tế, giao thông tỉnh, vùng, khu vực mà cao tốc đang được đề xuất quy hoạch mới để mở rộng nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, khả năng vận tải trên cao tốc giữa các vùng của xe cộ.

Quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được đề xuất thực hiện mở rộng đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình với đề án nâng cấp từ quy mô đường cấp III và 02 làn xe trở thành đường cao tốc quy mô 4-6 làn xe. Hiện dự án đã có nhiều phương án được đề xuất trong đó phương án 04 làn xe cao tốc hoàn chỉnh và có thể mở rộng thành 06 làn xe khi có quỹ đất đồng thời xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai đã được đánh giá khả thi nhất.

Ngày 19/01/2022, UBND tỉnh Hòa Bình đã thông tin về dự án mở rộng cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình. Dự án sẽ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP) và có sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo đó, UBND tỉnh Hòa Bình đã đề xuất thực hiện giải phóng mặt bằng để đảm bảo quy mô của dự án. Dự kiến, dự án mở rộng sẽ cần khoảng 303 ha, trong đó địa phận Hà Nội chiếm 90 ha và địa phận Hòa Bình chiếm 213 ha.

Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 8.168 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là 3.880 tỷ đồng, còn lại là các nhà đầu tư khác. Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình mở rộng có thời gian thu hồi vốn dự kiến là 24 năm và sẽ được triển khai từ năm 2022 đến năm 2027.

Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được đề xuất mở rộng hơn
Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được đề xuất mở rộng hơn

Tiềm năng phát triển xung quanh cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình sau khi được hoàn thành năm 2018 đã giúp rút ngắn một nửa thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hòa Bình. Bên cạnh đó, khi dự án quy hoạch cao tốc được phê duyệt đã khiến kinh tế của các vùng xung quanh nhất là các khu vực 02 bên đường cao tốc có tiềm năng và điều kiện phát triển hơn. Đặc biệt, nhu cầu và giá trị bất động sản 02 bên đường cao tốc có xu hướng tăng cao trong nhiều năm trở lại đây.

Cao tốc không chỉ giúp việc di chuyển nhanh chóng hơn mà còn giúp giảm tình trạng quá tải cho Quốc lộ 6, từ đó giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí vận hành cho các doanh nghiệp. Chính nhờ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình mà trong những năm gần đây nền kinh tế của Hòa Bình nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung được cải thiện nhiều, doanh nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Đồng thời, khu vực đã thu hút được nhiều sự chú ý đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Dự kiến, sau khi quy hoạch mở rộng cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được chính thức phê duyệt và thực hiện thì sẽ tạo ra nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là bất động sản của các vùng lân cận. Chính vì vậy, việc tìm hiểu để đầu tư những khu đất vàng xung quanh cao tốc đang được các nhà đầu tư rất quan tâm và chú ý. Để biết các dự án bất động sản nào xung quanh cao tốc Hà Nội – Hòa Bình đã và đang được đầu tư thì bạn hãy truy cập website: https://www.giaanproperty.vn/. Đây là website chính thức của Công ty TNHH Công nghệ và Bất Động Sản GIA AN – một trong những công ty bất động sản uy tín và được đánh giá cao hiện nay.

Quy hoạch cao tốc Hà Nội – Hòa Bình dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2022, điều này sẽ khiến kinh tế, bất động sản các vùng xung quanh có nhiều sự thay đổi. Hãy tìm hiểu và nhanh tay đầu tư để nhận những lợi ích lớn khi dự án được hoàn thành.

4.4/5 - (103 bình chọn)

Tin tức khác