Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040 của Thủ tướng Chính phủ UBND tỉnh Bình Định vừa được công bố quyết định và phê duyệt điều chỉnh tổng thể.
Thông tin điều chỉnh quy hoạch chung tổng thể từ thủ tướng chính phủ
Thủ tướng chính phủ đề ra quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 08/05/2019 được cụ thể hóa trong quy hoạch về việc phê duyệt và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung để:
- Xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội thuộc tỉnh Bình Định đến năm 2040
- Xây dựng các kiến trúc cảnh quan như các không gian đô thị du lịch hay khu du lịch biển và các công viên chuyên đề cũng như khớp nối về hạ tầng kỹ thuật với các khu vực xung quanh và những hệ thống hạ tầng khung cũng đồng thời được kết nối đồng bộ
- Trở thành cơ sở pháp lý để có thể triển khai lập những quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500
- Có thể lập dự án đầu tư xây dựng hoặc quản lý xây dựng và để dễ dàng kiểm soát phát triển đô thị đúng theo quy hoạch trên địa bàn.
Bản đồ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội
Thông tin quy hoạch chung của chính phủ tại quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 08/05/2019 gồm:
Dự kiến quy mô dân số khoảng 131.140 người và tổng diện tích đất tự nhiên là 2.199ha, bao gồm 06 tiểu khu theo quy hoạch này. Cụ thể là:
- Tiểu khu 1 có khu đô thị du lịch sinh thái rộng 567,85 ha;
- Tiểu khu 2 có khu du lịch cộng đồng là đầm Thị Nại với 231,06 ha;
- Tiểu khu 3 với khu du lịch đặc thù rộng 539,63 ha;
- Tiểu khu 4 có khu du lịch cộng đồng là làng chài cổ Nhơn Lý với 309,65ha;
- Tiểu khu 5 có khu đô thị Khu C khoảng 228,17ha;
- Và cuối cùng là Tiểu khu 6 với khu du lịch sinh thái núi Phương Mai rộng khoảng 322,64 ha.
UBND tỉnh có yêu cầu đến Ban Quản lý Khu kinh tế phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan nhằm công bố đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
Đồng thời triển khai xây dựng theo quy hoạch theo đúng các quy định của Nhà nước, và phối hợp với các sở, ban ngành liên quan.
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm phải hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch cũng như việc đầu tư xây dựng thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Xem thêm: Lý do nên đầu tư Dự án Nhơn Hội New City
Mục tiêu quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội
Lợi thế về điều kiện tự nhiên hay vị trí trong việc kết nối kinh tế thương mại cũng như dịch vụ với các địa bàn lân cận là những điều mà mục tiêu quy hoạch phải cần khai thác tối đa.
Bên cạnh đó, cần phải bảo đảm về quốc phòng và an ninh, đồng thời bảo tồn và gia tăng giá trị của hệ sinh thái biển cũng như di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực
Hiện tại tiềm năng của Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung là rất lớn, vậy nên phải thúc đẩy kinh tế chính trị trong giao thông thương song song với phát triển du lịch để có thể đáp ứng chúng, nhằm dần dần “thu hẹp” khoảng cách khi so với Nha Trang hay Đà Nẵng.
Việc phát triển hạ tầng giao thông đều kết nối tới khu kinh tế Nhơn Hội cùng với diện mạo của khu kinh tế hơn 1.800 ha đang dần thay đổi từng ngày, để đi đúng với định hướng nâng tầm khu kinh tế Nhơn Hội thành động lực phát triển của Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung. Đồng thời từ đó có thể chắp cánh cho Nhơn Hội New City cũng như Kỳ Co Gateway chính thức “hoá rồng”
Bản đồ quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội
Không gian khu kinh tế mới của Nhơn Hội được chia làm 4 không gian cơ bản bao gồm:
- Không gian dành cho cảnh quan – dự trữ sinh thái;
- Không gian để phát triển công nghiệp;
- Không gian để phát triển du lịch;
- Không gian dành cho sự phát triển đô thị – nông thôn
Bản đồ quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội
Nội dung điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội Bình Định đến 2040
Quyết định điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung để xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2040 vừa được thủ tướng chính phủ ký và phê duyệt, với các nội dung chính sau:
Phạm vi quy hoạch tại khu kinh tế Nhơn Hội Bình Định
Với diện tích khoảng 14.308 ha, bao gồm:
- Phần hiện hữu: nằm trên bán đảo Phương Mai diện tích khoảng 12.000 ha, thuộc địa giới hành chính của phường Hải Cảng cùng với các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý và Nhơn Hải thuộc thành phố Quy Nhơn.
- Các xã như Cát Tiến, Cát Hải hay Cát Chánh nằm trên huyện Phù Cát;
- Các xã Phước Hòa và Phước Sơn thì thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định;
- Giới hạn địa lý: phía Bắc giáp với Núi Bà thuộc xã Cát Hải, huyện Phù Cát; phía Đông và Nam thì giáp Biển Đông; còn giáp phía Tây là Đầm Thị Nại.
- Phần mở rộng: phần địa giới hành chính là xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định diện tích khoảng 2.308 ha.
- Giới hạn địa lý: phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều giáp với đất đồi núi huyện Vân Canh; còn phía Đông thì giáp với khu vực dân cư hiện hữu xã Canh Vinh.
Quy hoạch tại khu kinh tế Nhơn Hội, Quy Nhơn
Tính chất quy hoạch khu kinh tế ở Nhơn Hội
- Là khu kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, có trọng tâm phát triển là ngành du lịch, dịch vụ, đô thị, công nghiệp và cảng biển hay năng lượng tái tạo và thủy sản.
- Là cực tăng trưởng đối trọng, có tính liên kết chặt chẽ toàn diện với sự phát triển chung của thành phố Quy Nhơn và các vùng phụ cận.
- Là nơi có các đầu mối thông thương, giao lưu quốc tế rất quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
- Là một trong những trung tâm phát triển chính của Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Định hướng phát triển về không gian tại khu kinh tế Nhơn Hội Bình Định
Tổ chức không gian của khu kinh tế trên cơ sở có sự phối hợp giữa bốn không gian cơ bản sau:
Không gian cảnh quan và dự trữ sinh thái
- Bảo vệ không gian cảnh quan của các dãy núi như Vân Canh, Phương Mai, Núi Bà.
- Bảo vệ giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học của hệ sinh thái Đầm Thị Nại kể cả các vùng lân cận, trong đó cần quan tâm bảo tồn khu vực Cồn Chim.
- Phát triển các cơ sở năng lượng tái tạo ở các vị trí có tiềm năng nằm trên bán đảo Phương Mai dựa trên nguyên tắc phải bảo vệ tối đa tài nguyên thiên nhiên hiện hữu.
- Bảo vệ kết hợp với việc khai thác một cách hợp lý dải không gian ven biển theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên môi trường biển và hải đảo.
Sơ đồ khiến trúc cảnh quan
Không gian để phát triển công nghiệp
Định hướng phát triển ngành công nghiệp sạch tại bán đảo Phương Mai với hàm lượng công nghệ cao và nghiên cứu phát triển cùng với khởi nghiệp sáng tạo.
Khu công nghiệp Becamex – Bình Định là nơi chuyên:
- Chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Công nghiệp sản xuất hàng điện tử và vật liệu xây điện
- Ngoài ra còn có công nghiệp dệt, may, da và may mặc xuất khẩu.
Định hướng không gian để phát triển du lịch
Phát triển khu du lịch dọc bờ biển phía Đông cùng với các điểm dịch vụ du lịch sinh thái ven Đầm Thị Nại và Vịnh Mai Hương.
Phát triển sản phẩm du lịch dựa vào đặc điểm đặc trưng và là thế mạnh của từng địa điểm tại Tân Thanh – Vĩnh Hội, Eo Gió hay Kỳ Co, Phương Mai, Núi Bà, Nhơn Hải,…
Sơ đồ định hướng phát triển không gian
Định hướng không gian để phát triển đô thị và nông thôn
Năm khu đô thị mới được hình thành và phát triển gồm:
- Khu đô thị Cát Tiến
- Khu đô thị Nhơn Hội
- Khu đô thị Mai Hương
- Khu đô thị Becamex A
- Và cuối cùng là khu đô thị Becamex B.
Tại ba cụm dân cư nông thôn hiện hữu là cụm dân cư xã Cát Hải, cụm dân cư xã Nhơn Hải và cụm dân cư vùng bán ngập Đầm Thị Nại được cải tạo và sắp xếp dân cư tại chỗ.
Các phân khu chức năng tại khu kinh tế Nhơn Hội
Theo Quyết định 514/QĐ-TTG về quy hoạch và điều chỉnh tổng thể khu kinh tế mới Nhơn Hội đến năm 2040 với diện tích là khoảng 14.308 ha:
- Nằm trên bán đảo Phương Mai gồm các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý và Nhơn Hải, Hải Cảng trực thuộc TP Quy Nhơn.
- Các xã Cát Tiến, Cát Hải và Cát Chánh thì trực thuộc huyện Phù Cát.
- Cuối cùng là các xã Phước Hòa và Phước Sơn trực thuộc huyện Tuy Phước), có diện tích tăng thêm khoảng 2.308 ha (ở xã Canh Vinh, huyện Vân Canh) khi so với trước đó.
Khu kinh tế được chia làm tám phân khu với các chức năng, trong đó từ phân khu 01 đến phân khu 06 là nằm tại phần hiện hữu còn phân khu 07 và 08 thì nằm tại phần mở rộng, chủ yếu có các định hướng phát triển như sau:
Phân khu 01: Phân khu đô thị, du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội
Đây là khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp và phát triển các khu dân cư sinh thái, là khu du lịch – dịch vụ có mật độ thấp, gắn vào đó là bảo vệ các giá trị tự nhiên hiện hữu là hai thung lũng núi hướng biển có bãi tắm đẹp.
Dự kiến dân số khoảng 23.000 người.
Đất tự nhiên có diện tích khoảng 1.164 ha. Vùng đất xây dựng các khu chức năng có diện tích khoảng 969 ha. Có mật độ dân cư từ 50 đến 70 người/ha.
Phân khu 02: Khu đô thị cửa ngõ Cát Tiến
Đây là khu đô thị cửa ngõ phía Bắc, có sự phát triển đô thị và du lịch – dịch vụ với mật độ trung bình; khai thác tiềm năng và phát triển năng lượng tái tạo; Cùng với việc bảo tồn vành đai thiên nhiên ngăn gió bão biển.
Dự kiến dân số khoảng 49.100 người.
Đất tự nhiên khoảng 1.606 ha. Diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.305 ha. Mật độ dân cư từ 60 đến 80 người/ha.
Phân khu 03: Phân khu đô thị du lịch Nhơn Hội
Đây là khu đô thị dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng biển, với các trung tâm vui chơi giải trí lớn.Tốc độ phát triển có mật độ trung bình.
Là nơi cung cấp cơ sở đào tạo nghề, bệnh viện phục vụ toàn bán đảo cùng với việc khai thác tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
Kết hợp với bảo tồn vành đai thiên nhiên ngăn gió bão từ biển; Ngoài ra còn bảo tồn và khai thác các giá trị cảnh quan đặc hữu như: Eo Gió, Kỳ Co hay tuyến du lịch quốc gia Phương Mai – Núi Bà.
Dự kiến dân số khoảng 78.300 người.
Đất tự nhiên khoảng 2.199 ha. Diện tích vùng đất xây dựng các khu chức năng là 2.005 ha với mật độ dân cư từ 60 đến 80 người/ha.
Phân khu 04: Khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội
Cần phát triển khu công nghiệp Nhơn Hội, khu cảng biển Nhơn Hội và khu đô thị Mai Hương để dần trở thành trung tâm đô thị – thương mại – dịch vụ hỗn hợp nhằm phục vụ toàn bán đảo.
Kết hợp với bảo tồn Vịnh Mai Hương và phát triển các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, các không gian thưởng ngoạn, hay bến du lịch ven bờ Vịnh.
Cuối cùng là phát triển năng lượng tái tạo cùng với việc bảo tồn cảnh quan sinh thái trên dãy núi Phương Mai.
Dự kiến dân số khoảng 29.100 người.
Diện tích đất tự nhiên là 3.521 ha. Vùng đất xây dựng các khu chức năng có diện tích là 2.772 ha. Mật độ dân cư từ 40 đến 60 người/ha.
Phân khu 05: Phân khu đô thị du lịch Phương Mai
Đây là khu đô thị – du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp – Nơi phát triển các khu dân cư sinh thái, và các khu du lịch với mật độ thấp.
Cùng với đó là việc khai thác tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo đồng thời bảo vệ các giá trị tự nhiên hiện hữu thuộc vùng Nam bán đảo Phương Mai.
Dân số khoảng 13.000 người.
Đất tự nhiên có diện tích khoảng 1.512 ha. Diện tích đất xây dựng các khu chức năng nằm khoảng 1.335 ha. Mật độ dân cư từ 20 đến 40 người/ha.
Phân khu 06: Phân khu Đầm Thị Nại
Là khu bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái đầm Thị Nại đặc sắc, phát triển các giải pháp bảo tồn như hồi sinh rừng ngập mặn, kiểm soát chặt chẽ dân số, hoạt động của các nguồn ô nhiễm.
Phát triển các mô hình du lịch bền vững.
Từng bước chuyển đổi nghề nuôi trồng thủy sản trên Đầm sang các mô hình sinh kế bền vững môi trường.
Dân số dự kiến khoảng 1.800 người.
Diện tích đất tự nhiên khoảng 1.998 ha. Diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 306 ha. Mật độ dân cư khoảng 20 – 40 người/ha.
Phân khu 07: Khu công nghiệp – đô thị Becamex A
Đây là tổ hợp bao gồm công nghiệp, đô thị, dịch vụ và khai thác thế mạnh của vị trí cửa ngõ phía Tây thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận, điểm đón đầu tuyến đường cao tốc Bắc Nam; Có tốc độ phát triển với mật độ trung bình, bảo vệ các giá trị tự nhiên của thung lũng vùng sông Hà Thanh.
Có dân số dự kiến khoảng 23.400 người.
Diện tích đất tự nhiên là 1.425 ha. Đất xây dựng các khu chức năng là khoảng 1.390 ha. Với mật độ dân cư từ 60 đến 80 người/ha.
Phân khu 08: Phân khu đô thị và dịch vụ Becamex B
Đây là khu đô thị dịch vụ thương mại, được hình thành trong giai đoạn dài hạn, dự kiến dân số khoảng 32.300 người; Với diện tích đất tự nhiên là khoảng 883 ha; Còn diện tích đất xây dựng các khu chức năng là khoảng 662 hecta; Mật độ dân cư từ 50 đến 70 người/ha.
Định hướng về việc sử dụng đất tại khu kinh tế Nhơn Hội Quy Nhơn
Tổng diện tích tự nhiên của Khu kinh tế là khoảng 14.308 ha.
Quy hoạch sử dụng đất ở khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2030
- Đất để xây dựng các khu đô thị – khu dân cư nông thôn: là khoảng 2.529 ha, chiếm tỉ lệ 17,7%.
- Đất để xây dựng các khu công nghiệp: là 1.175 ha, chiếm 8,2%.
- Đất dùng cho phát triển năng lượng tái tạo: là khoảng 755 ha, chiếm 5,3%.
- Đất dành cho các khu du lịch, dịch vụ, hỗn hợp: là khoảng 1.387 ha, chiếm 9,7%.
- Đất công viên chuyên đề: là khoảng 698 ha, chiếm tỉ lệ là 4,9%.
- Đất dành cho cây xanh sinh thái và cách ly: là khoảng 1.066 ha, chiếm 7,5%.
- Đất của khu cảng bến bãi: là khoảng 92 ha, chiếm 0,6%.
- Đất dành cho công trình đầu mối hạ tầng và kỹ thuật: là khoảng 49 ha, chiếm 0,3%.
- Đất cho giao thông đối ngoại, liên khu vực: là khoảng 262 ha, chiếm khoảng 1,8%.
- Còn lại là đất chưa xây dựng bao gồm mặt nước nuôi trồng thủy sản, bãi biển, vùng nghĩa trang, đất nông nghiệp và đồi núi chưa sử dụng: là khoảng 6.295 ha, chiếm tỉ lệ đến 44,0%.
Quy hoạch về việc sử dụng đất ở khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040
- Đất để xây dựng các khu đô thị – khu dân cư nông thôn: là 3.361 ha, chiếm 23,5%.
- Đất để xây dựng các khu công nghiệp: là 1.743 ha, chiếm khoảng 12,2%.
- Đất để phát triển năng lượng tái tạo: là khoảng 995 ha, chiếm 7,0%.
- Đất dành cho các khu du lịch, dịch vụ, hỗn hợp: là khoảng 1.470 ha, chiếm 10,3%.
- Đất dành cho công viên chuyên đề: là khoảng 728 ha, chiếm tỉ lệ 5,1%.
- Đất dành cho cây xanh sinh thái, cách ly: là khoảng 1.930 ha, chiếm 13,5%.
- Đất dành cho các khu cảng bến bãi: nằm khoảng 92 ha, chiếm 0,6%.
- Đất dành cho công trình đầu mối hạ tầng, kỹ thuật: là khoảng 49 ha, chiếm 0,3%.
- Đất dành cho giao thông đối ngoại, liên khu vực: có khoảng 378 ha, chiếm 2,6%.
- Đất mà chưa được xây dựng bao gồm mặt nước nuôi trồng thủy sản, bãi biển, nghĩa trang và đất nông nghiệp, đồi núi chưa sử dụng: là khoảng 3.562 ha, chiếm tỉ lệ là 24,9%.
Định hướng về kiến trúc và cảnh quan tại khu kinh tế Nhơn Hội
Định hướng hệ thống các trung tâm hoạt động và khu vực ở cửa ngõ khu kinh tế
- Hệ thống trung tâm hoạt động bao gồm ba cấp:
- Khu trung tâm đô thị hỗn hợp chính là lõi hoạt động của các đô thị gồm Cát Tiến, Nhơn Hội, Mai Hương, kể cả Becamex A và B;
- Cụm trung tâm dịch vụ hỗn hợp chính là các quần thể công trình cung cấp các dịch vụ cho nhiều khu du lịch như Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Hội, còn có Nhơn Lý, Kỳ Co, Eo Vượt, và Nhơn Hải, Hòn Khô, Hải Minh kể cả Vịnh Mai Hương.
- Điểm trung tâm dịch vụ hỗn hợp: chính là các công trình đa năng hoặc các không gian công cộng trọng điểm như là Bến du thuyền phía Bắc và Bến du thuyền trung tâm, và cả Bến du thuyền phía Nam… ngoài ra còn cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái ven vùng Đầm Thị Nại.
- Các khu vực cửa ngõ bao gồm bốn trung tâm hoạt động là:
- Phía Nam chính là khu trung tâm đô thị thương mại dịch vụ Mai Hương;
- Phía Bắc chính là Khu trung tâm đô thị Cát Tiên;
- phía Tây chính là Khu trung tâm đô thị Becamex A;
- Cuối cùng là phía Đông chính là Cảng Nhơn Hội – Bến du thuyền Mai Hương.
- Các trung tâm hoạt động tuy khác nhau về quy mô nhưng lại tương đồng về nguyên tắc tổ chức không gian chẳng hạn:
- Cần tạo dựng được khu phố dịch vụ sống động và phải hấp dẫn các doanh nghiệp về thương mại dịch vụ.
- Trở thành đầu mối hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng được nhiều loại công trình khác nhau
- Có cấu trúc đô thị linh hoạt chạy theo nhu cầu thay đổi của thị trường
- Ngoài ra phải có sự kết hợp đa dạng, hỗn hợp chức năng của công trình.
Định hướng các trục không gian chính tại khu kinh tế Nhơn Hội
Những trục cảnh quan chính bao gồm:
- Trục lõi bán đảo Phương Mai (Quốc lộ 19B) thuộc đoạn qua các đô thị Cát Tiến, Nhơn Hội và Mai Hương
- Trục ven biển đoạn từ Đèo Tân Thanh đến Eo Gió
- Trục ven Đầm Thị Nại nơi qua các đô thị là Cát Tiến, Nhơn Hội và Mai Hương
- Trục tiếp cận bán đảo Phương Mai bao gồm cầu Thị Nại 1 và cầu Thị Nại 2 và cả bắc Thị Nại
- Có trục cảnh quan sông Hà Thanh Nguyên tắc tổ chức không gian các tuyến trục chính như sau:
- Khung cảnh của tầm nhìn xuất phát từ các địa điểm công cộng tới các thắng cảnh được xác định kết hợp với xây dựng theo quy tắc gìn giữ và phải được phục hồi nếu bị xâm hại vì việc xây dựng các công trình có vị trí hay khối tích không phù hợp; Bao gồm 5 tầm nhìn sau:
- Đầu tiên là từ đầu cầu Thị Nại đến đỉnh núi Phương Mai;
- Tiếp theo là từ nút giao trung tâm đô thị Cát Tiến đến quảng trường biển Nhơn Hội;
- Tiếp đến là từ nút giao trung tâm đô thị Mai Hương tới quảng trường Vịnh Mai Hương;
- Tiếp đến nữa là từ mũi Cảng Quy Nhơn đến mũi cảng Nhơn Hội;
- Cuối cùng là từ mũi Vịnh Quy Nhơn đến Tượng đài Trần Hưng Đạo.
- Việc bố trí đường phố hoặc đường dạo bộ phải đảm bảo quyền tiếp cận công cộng tới tất cả những không gian mở như cồn cát, các bãi biển và bờ biển.
- Cần phải triển khai thiết kế cụ thể cảnh quan của các tuyến và đoạn theo chủ đề về văn hóa, thương mại, bờ biển, sinh thái đầm… để có thể định hướng xây dựng và đảm bảo phù hợp với tính chất của các tuyến cùng với các quy phạm hiện hành.
Định hướng về quy hoạch giao thông tại khu kinh tế Nhơn Hội
Mặt giao thông đối ngoại của khu kinh tế Nhơn Hội
Về quy hoạch giao thông đường bộ:
- Xây dựng tuyến vành đai mới kết nối với tuyến cao tốc Bắc Nam với quy mô từ 4 đến 6 làn xe và phải đạt tiêu chuẩn đường cấp II – III đồng bằng.
- Hoàn thành đường trục Khu kinh tế nối dài kết nối với Quốc lộ 1 và cả sân bay Phù Cát, với quy mô 6-8 làn xe, và lộ giới quản lý rộng khoảng 60m.
- Phải nâng cấp tuyến Quốc lộ 19C đoạn qua khu công nghiệp đô thị Becamex để đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, với quy mô 2 làn xe và tuyến đường ĐT 639 tối thiểu phải đạt cấp III đồng bằng. Xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị đối với đoạn sẽ đi qua khu vực dự kiến phát triển đô thị.
- Xây song song về phía Bắc của cầu Thị Nại 1 sẽ là cầu Thị Nại 1, ngoài ra cần xây mới cầu Bắc Thị Nại nối giữa Đường ĐT 640 với đường trục chính của bán đảo Phương Mai
- Cuối cùng là xây dựng mới 01 cây cầu bắc qua sông Hà Thanh kết nối giữa Khu công nghiệp đô thị Becamex với Khu đô thị mới Becamex (Canh Vinh).
Về quy hoạch giao thông đường thủy:
- Khu bến Nhơn Hội trực thuộc cảng biển Quy Nhơn có chức năng chuyên dùng, để phục vụ trực tiếp cho cơ sở công nghiệp và dịch vụ. Khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 10.000 đến 50.000 DWT. Vậy nên việc đầu tư xây dựng khu bến cảng theo quy hoạch chi tiết phải do Bộ Giao thông vận tải quy định.
- Bến du lịch Mai Hương cần được xây mới để có có khả năng tiếp nhận tàu khách quốc tế có sức chở khoảng 4.000 hành khách.
- Bên cạnh đó là việc xây dựng mới các bến du thuyền Bắc Thị Nại tại Cát Tiến và khu vực bến neo đậu tàu thuyền nghề cá, cả khu vực cảng Nhơn Hội, Tân Thanh – Vĩnh Hội tại mỏm núi Bà vươn ra biển, ở Eo Gió – Nhơn Lý ở đầu núi Cấm.
- Ngoài ra bến Nhơn Hải nâng cấp từ điểm neo đậu tàu thuyền thôn Nhơn Hải.
Mặt giao thông đối nội tại khu kinh tế
- Xây mới tuyến đường trục chính ở phía Tây bán đảo Phương Mai và một số đoạn trùng đường ĐT 639, mức lộ giới từ 45 đến 65 m. Xây mới tuyến đường cảng Nhơn Hội – Khu đô thị Phương Mai, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đô thị và vận tải hàng hóa, có mặt cắt ngang rộng 65 m.
- Cần hoàn thiện tuyến đường trục chính của Khu kinh tế (QL19B) có mức lộ giới 80 – 65 m cùng với tuyến đường nối đi sân bay Phù Cát và đoạn đi qua đô thị Cát Tiến,có lộ giới là 60 m, với quy mô 6 – 8 làn xe.
- Cần nâng cấp tuyến đường trục chính nằm ven cạnh phía đông Vịnh Mai Hương đến trung tâm Phân khu 05, có lộ giới từ 20 – 30 m.
- Hoàn thiện các tuyến đường thuộc khu vực trong Khu công nghiệp Nhơn Hội, có lộ giới 45 – 65 m. Xây mới các tuyến đường chính, có lộ giới từ 27 – 45 m và các tuyến đường khu vực với mức lộ giới từ 17 – 25 m.
- Các công trình đầu mối giao thông:
- Xây mới bến xe khách phía Bắc diện tích khoảng 2 ha tại đô thị Cát Tiến.
- Xây mới Bến xe tải phía Tây diện tích khoảng 4 ha đặt tại đô thị mới Becamex (Canh Vinh).
- Ngoài ra còn xây mới Bến xe hỗn hợp phía Nam (khoảng 4 ha) nằm gần đầu cầu Thị Nại.
- Về giao thông công cộng:
- Các tuyến xe buýt liên vùng cần được hình thành, có thể vận chuyển hành khách từ giữa Sân bay Phù Cát – Cảng Nhơn Hội – khu công nghiệp Becamex và qua trung tâm thành phố Quy Nhơn.
- Hình thành các tuyến xe buýt trên bán đảo Phương Mai, có khả năng kết nối giữa Bến xe phía Bắc và Bến xe Phía Nam.
Tp. Quy Nhơn ưu tiên thúc đẩy hạ tầng tại khu kinh tế mới Nhơn Hội New City
Cây cầu vượt biển dài nhất nhì Việt Nam đã góp phần thúc đẩy ngọn sóng kinh tế mới Nhơn Hội kết nối trực tiếp với trung Tâm Quy Nhơn không gì khác là cây cầu Thị Nại.
Có 3 dự án giao thông lớn tại Quốc Lộ 19 mới:
- Nổi bật là con đường huyết mạch của cả khu kinh tế Nhơn Hội (tuyến quốc lộ 19B), hiện đã rút ngắn khoảng cách đến cảng hàng không quốc tế Phù Cát chỉ còn 15 phút.
- Nhà ga T1 sân bay Phù Cát sau khi đưa vào hoạt động cũng đã làm gia tăng số chuyến bay đến Bình Định lên gấp 10 lần khi so với trước năm 2018.
- Sở Giao thông vận tải Bình Định đang lập dự án đầu tư xây dựng cầu Thị Nại 2 song song với cầu Thị Nại hiện nay với tổng kinh phí xây dựng khoảng 2.000 tỷ đồng
- Quy hoạch tầm nhìn đến 2050, trong đó là việc xây dựng cầu Thị Nại 3 với quy mô 4 làn xe giúp kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với quốc lộ 1A
Cần phát triển và hình thành trục giao thông du lịch xuyên Á. Và việc quy hoạch xây dựng cầu Thị Nại 4 với quy mô 4 làn xe kết nối từ Khu kinh tế Nhơn Hội đến xã Phước Hòa và thị xã An Nhơn. Đồng thời có thể kết nối trực tiếp tới sân bay quốc tế Phù Cát, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch toàn khu vực.
Cảng Quy Nhơn được đầu tư hơn 61,5 tỷ đồng để được nâng cấp mở rộng thành thương cảng hiện đại. Đây cũng là cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Lào và cả Đông Bắc Campuchia.
Đặt biệt là dự án trọng điểm Học Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways khởi công vào tháng 7/2019 được Công ty TNHH Hàng Không Tre Việt thuộc Tập Đoàn FLC (TP. Hà Nội) đầu tư và tổng vốn đầu tư là gần 700 tỷ đồng.
Nhơn Hội giờ đây từ một vùng đất hoang sơ đã có nhiều chuyển biến với hàng loạt dự án hạ tầng đô thị nhằm phục vụ cho việc phát triển công nghiệp và du lịch từ đó mặc lên mình “Lớp Áo Mới”.
Theo đó, khu kinh tế được quy hoạch đồng bộ, liên kết chặt chẽ và được phát triển toàn diện với sự phát triển chung của thành phố Quy Nhơn và các vùng lân cận. Nhơn Hội sẽ dần trở thành một trong những trung tâm phát triển lớn và quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó có thể thay đổi vị thế của Nha Trang và Đà Nẵng trong tương lai gần.
Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng tại khu kinh tế Nhơn Hội
- Các dự án đầu tư từ nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ: phải hoàn thiện tuyến đường Phù Cát – Nhơn Hội; Và nâng cấp tuyến quốc lộ 19C.
- Những dự án đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cũng như các nguồn vốn hợp pháp khác:
- Phục vụ cho việc ổn định các khu dân cư phòng tránh lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; Ngoài ra hoàn thiện hệ thống nghĩa trang theo quy hoạch.
- Hoàn thiện tuyến đường kết nối từ quốc lộ 1 đến Khu công nghiệp Becamex; Hơn nữa là nâng cấp tuyến đường ven Đầm Thị Nại
- Cuối cùng là nâng cấp các nút giao chính của Khu kinh tế.
- Các dự án đầu tư theo mô hình đối tác công tư:
- Xây dựng, khai thác các bến xe khách, xe buýt và bến tàu phục vụ du lịch;
- Bên cạnh đó là xây dựng cảng biển Nhơn Hội và hậu cần cảng;
- Cùng với đó là việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường giao thông đô thị;
- Còn có các dự án nhà ở xã hội;
- Các khu đô thị mới như: Mai Hương, Cát Tiến, Nhơn Hội, Becamex;
- Các khu du lịch, dịch vụ thể thao mang tính đặc thù riêng;
- Các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo tư nhân;
- Xây dựng và khai thác trung tâm du lịch biển và công viên vui chơi giải trí;
- Cuối cùng là nhà máy xử lý nước thải tại các khu vực mới phát triển với công nghệ hiện đại.
Các dự án du lịch đã được hoàn thành và đi vào hoạt động tại Nhơn Hội
- Đó là dự án quần thể du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp FLC Quy Nhơn
- Là khu dã ngoại Trung Lương và Crown Retreat tại Cát Tiên Phù Cát
- Là khách sạn Hương Việt
- Và khu nghỉ dưỡng Aurora; Casa Marina Resort
Dự án nổi trội nhất tại khu đô thị sinh thái ven biển hiện đại Nhơn Hội
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định đã đề ra mục tiêu phải thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội cũng như các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng vốn là khoảng 20.000 tỷ đồng.
Theo thống kê của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh thì đến nay đã có 75 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư là khoảng 42.895 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu thì hiện tại dự án đã triển khai được phân khu số 2, phân khu số 4 và phân khu số 9 là do Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt là chủ đầu tư (PDK). Cụ thể như sau:
- Phân khu 2 có tổng số 1927 nền với tổng diện tích đất là 36 ha hiện đang được nghiệm thu và bàn giao hạ tầng cho khách hàng.
- Phân khu số 4 với tổng số 1308 nền, quy mô là khoảng 34,1 ha, đã được bàn giao sổ cho khách hàng.
- Phân khu số 9 với tên gọi là Kỳ Co Gateway “Sắc màu văn hóa” hiện tại đang được chính thức cho khách giữ chỗ để có thể sở hữu cho mình những nền đất trong khu Kinh tế mới Nhơn Hội New City.
Vị trí dự án Takashi Ocean Suite Nhơn Hội
Trong số đó, hiện tại dự án Takashi Ocean Suite sắp được mở bán là một trong những dự án được các chuyên gia bất động sản đánh giá cao về tiềm năng sinh lời hàng đầu khu vực.
Nếu quý khách quan tâm đến cơ hội đầu tư sinh lời tại Quy Nhơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:
- Hotline: 0947 826 686
- Website: http://giaanproperty.vn/