Bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng mới nhất (cập nhật 2021)

Bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng mới nhất (cập nhật 2021)

Gia An Property cập nhật mới nhất bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng, thể hiện định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam. Tỉnh có những đặc trưng riêng về địa hình, dân cư cũng như tài nguyên nên việc quy hoạch cũng được tập trung hơn nhằm phát huy được hết lợi thế của tỉnh.

Phạm vi và tính chất lập quy hoạch tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng nằm ở khu vực miền Bắc, chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía bắc và phía đông. Do đó tỉnh Cao Bằng đã tham gia vào nhiều giai đoạn của lịch sử đất nước và trở thành 1 đơn vị hành chính quan trọng hiện nay.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cao Bằng là 6690.72 km2. Địa hình của Cao Bằng có độ cao trung bình trên 200 mét so với mực nước biển. Một số khu vực sát biên giới của tỉnh Cao Bằng có thể đạt tới độ cao từ 600 – 1300 mét so với mực nước biển. Khu vực có địa hình chủ yếu là núi non và cao nguyên, trong đó địa hình rừng núi chiếm đến hơn 90% diện tích toàn tỉnh.

Vị trí địa của tỉnh Cao Bằng như sau:

  • Phía bắc và đông tỉnh bắc giáp với khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc với đường biên giới dài 333.403 km.
  • Phía tây giáp với tỉnh Hà Giang.
  • Phía tây nam giáp với tỉnh Tuyên Quang.
  • Phía nam giáp với các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Tỉnh Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 9 huyện. Trong đó cấp xã có đến 161 đơn vị hành chính gồm 14 thị trấn, 8 phường và 139 xã.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cao Bằng năm 2020
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cao Bằng năm 2020

Phân vùng phát triển bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng

Bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng được chia thành 3 phân vùng chính. Cụ thể là:

Tiểu vùng trung tâm (vùng I) gồm các đơn vị hành chính sau: thành phố Cao Bằng và 3 huyện Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng. Phân vùng I này sẽ là phân vùng phát triển kinh tế tổng hợp, lấy trọng tâm là công nghiệp đa ngành, dịch vụ thương mại và du lịch. Đặc biệt là thành phố Cao Bằng sẽ được phát triển thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục chính của toàn tỉnh. Ngoài ra, thành phố Cao Bằng còn được định hướng phát triển thành đô thị loại II, trở thành trung tâm kinh tế tổng hợp giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của cả tỉnh. Bên cạnh mục tiêu quy hoạch kinh tế, tiểu vùng I còn tập trung phát triển khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Pó, khu sinh thái Phja Đén và khu rừng Trần Hưng Đạo. Song song đó không quên mục tiêu trường kỳ phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao với hoa, quả, rau sạch, đặc sản của vùng.

Tiểu vùng phía Đông (vùng II) bao gồm các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa và Thạch An. Phân vùng II này tập trung phát triển thương mại dịch vụ và kinh tế cửa khẩu. Đồng thời mở rộng du lịch và công nghiệp. Tiểu vùng phía Đông tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu dựa trên nền tảng là các khu danh lam thắng cảnh, các bản làng văn hóa truyền thống. Từ đây phát triển các bản làng thành khu du lịch và khu đô thị. Tiếp theo đó là xây dựng đô thị Trà Lĩnh, Tà Lùng thành khu đô thị hàng đầu hỗ trợ dịch vụ, hậu cần cho khu kinh tế. Thông qua việc này tiểu vùng phía Đông trở thành một trong những điểm trung chuyển của hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Cao Bằng. Hành lang quốc lộ 3, 4A cùng tuyến đường vành đai biên giới góp phần tạo ra mối liên hệ giữa các cửa khẩu. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại với nước láng giềng Trung Quốc.

Tiểu vùng phía Tây (vùng III) gồm 3 huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông. Tiểu vùng III này tập trung vào nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Đồng thời đi kèm chế biến lâm sản và thúc đẩy công nghiệp khai khoáng. Ngoài ra vùng III còn liên kết phát triển du lịch giữa Cao Bằng với Hà Giang, dễ dàng khai thác các mô hình du lịch như du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá. Định hướng phát triển tiểu vùng phía Tây rất chi tiết, cụ thể là xây dựng thị trấn Bảo Lạc thành trung tâm tiểu vùng thông qua đẩy mạnh đầu tư công trình hạ tầng y tế và giáo dục. Bên cạnh đó vùng III còn tập trung triển hành lang kinh tế dọc quốc lộ 34 và đường vành đai biên giới. Ngoài ra cũng chú trọng phát triển mô hình thủy điện vừa và nhỏ, phát triển nông nghiệp với các loại cây công nghiệp, dược liệu quý. Kết hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo các khu vực nông thôn mới xuyên suốt các xã và toàn tỉnh.

Ngoài quy hoạch không gian vùng, định hướng phát triển đô thị tỉnh Cao Bằng theo từng giai đoạn như sau:

Đến năm 2025 tỉnh Cao Bằng có 17 đô thị, trong đó:

  • 1 đô thị loại II là thành phố Cao Bằng.
  • 1 đô thị loại IV là Phục Hòa (được hợp nhất từ 2 thị trấn Hòa Thuận và Tà Lùng).
  • 15 đô thị loại V gồm có Thông Nông, Xuân Hòa, Pác Miầu, Bảo Lạc, Sóc Giang, Hùng Quốc, Thanh Nhật, Quảng Uyên, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Đàm Thủy, Tĩnh Túc, Phja Đén, Đông Khê. Trong đó có 3 đô thị mới thành lập là: Sóc Giang, Đàm Thủy, Phja Đén.

Đến năm 2030 tỉnh Cao Bằng có 17 đô thị, trong đó:

  • 1 đô thị loại II là thành phố Cao Bằng.
  • 4 đô thị loại IV gồm có Phục Hòa, Nước Hai, Hùng Quốc, Quảng Uyên.
  • 12 đô thị loại V gồm có Đàm Thủy, Bảo Lạc, Thông Nông, Sóc Giang, Trùng Khánh, Xuân Hòa, Pác Miầu, Thanh Nhật, Nguyên Bình, Tĩnh Túc, Phja Đén, Đông Khê.
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Cao Bằng
Bản đồ quy hoạch định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Cao Bằng

Thông tin quy hoạch thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Theo thông tin quy hoạch mới nhất, trung tâm phát triển của tỉnh Cao Bằng là thành phố Cao Bằng với mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

  • Trở thành điểm nối trong vành đai phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của các tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, là đầu mối trung chuyển giao thương quan trọng với Trung Quốc thông qua các cửa khẩu.
  • Là vùng kinh tế tổng hợp, hạt nhân kinh tế của tỉnh cũng như khu kinh tế cửa khẩu.
  • Phát triển nông, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ và du lịch.
  • Củng cố vị trí về an ninh quốc phòng.

Định hướng phân bố không gian phát triển kinh tế tỉnh Cao Bằng

Khu kinh tế cửa khẩu

  • Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh thông qua việc phát triển các lối mở và cặp chợ biên giới.
  • Phát triển các khu công nghiệp thành khu công nghiệp kinh tế cửa khẩu.
  • Khu trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh và khu vực cửa khẩu Sóc Giang là 3 khu vực trọng điểm ưu tiên đầu tư, được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước với khu kinh tế cửa khẩu, các địa phương khu vực biên giới, vùng khó khăn.
  • Hoàn thiện hệ thống hạ tầng khu vực trung tâm cửa khẩu Tà Lùng nhằm thu hút đầu tư kinh doanh, sản xuất trên địa bàn.
  • Nâng cấp các tuyến đường kết nối tại cửa khẩu Trà Lĩnh, tập trung phát triển cửa khẩu Trà Lĩnh thành trung tâm thứ hai của khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Hạt nhân phát triển là đô thị Hùng Quốc.
  • Hoàn thiện hạ tầng cửa khẩu Sóc Giang phục vụ lưu trú du lịch, vui chơi giải trí, điểm trung chuyển,…
  • Tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để phát triển các cặp chợ biên giới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động mậu dịch tại khu biên giới, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, phát triển hoạt động kinh tế cửa khẩu.

Các vùng công nghiệp

Vùng công nghiệp gồm có các vùng sau:

  • Vùng 1 thuộc khu vực trung tâm tỉnh, là vùng phát triển đô thị – công nghiệp – thương mại. Ngành công nghiệp chủ đạo là cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất.
  • Vùng 2 gồm 7 huyện núi đá phía Đông, là vùng phát triển cây công nghiệp, công nghiệp khai khoáng và du lịch. Các ngành công nghiệp chủ đạo là cơ khí, luyện kim, điện tử, hóa chất, hóa dược.
  • Vùng 3 gồm các huyện phía Tây tỉnh Cao Bằng, là vùng phát triển cây lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất thủy điện. Vùng 3 cũng là vùng có mật độ dân cư và phát triển kinh tế thấp nhất tỉnh. Ngành công nghiệp chủ đạo là khai thác và chế biến khoáng sản, khoáng chất công nghiệp và thủy điện.

Quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2020 tỉnh Cao Bằng có 1 khu công nghiệp diện tích khoảng 80 ha (khu công nghiệp Chu Trinh – thành phố Cao Bằng) và cụm công nghiệp gồm cụm công nghiệp miền Đông I – Tà Lùng, cụm công nghiệp Hưng Đạo – thành phố Cao Bằng, cụm công nghiệp Bạch Đằng – Hòa An, cụm công nghiệp Thông Huề – Trùng Khánh, cụm công nghiệp Trà Lĩnh, cụm công nghiệp Bảo Lâm. Tổng diện tích các cụm công nghiệp này khoảng 285 ha.

Đến năm 2030 tỉnh Cao Bằng sẽ phát triển thêm các cụm công nghiệp Thông Nông, Tĩnh Túc, Trùng Khánh. Nâng tổng diện tích khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh Cao Bằng lên 465 ha.

Phân bố không gian phát triển nông – lâm nghiệp

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Bảo vệ và duy trì quy mô sản xuất lúa hiện tại với diện tích trồng lúa nước 2 vụ 1 năm 30.000 ha, duy trì quy mô sản xuất ngô là 38.000 – 40.000 ha.

Phát triển mạnh các cây công nghiệp hàng năm, tăng diện tích trồng cây thuốc lá lên 6000 ha, mở rộng diện tích trồng mía đường lên 3000 ha và duy trì quy mô diện tích trồng đậu tương là 1000 – 6000 ha. Đồng thời tăng diện tích trồng cây ăn quả lên 2500 ha.

Xây dựng vùng lâm nghiệp, chú trọng phát triển các lâm sản: gỗ, dược liệu quý, hương liệu, tăng diện tích rừng sản xuất và bảo vệ rừng phòng hộ.

Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh Cao Bằng
Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh Cao Bằng

Trên đây là thông tin cập nhập mới nhất về bản đồ quy hoạch tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hãy theo dõi Gia An Property thường xuyên để cập nhật tin tức quy hoạch các địa phương nhanh nhất.

4.8/5 - (114 bình chọn)

Tin tức khác