Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn mới là điều cần thiết cho những người quan tâm tỉnh thành này cũng như là cơ sở đánh giá, nhận xét thị trường bất động sản nơi đây.
Sơ lược về tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, thuộc vùng Đông Bắc Bộ nước ta. Tỉnh có cả biển, đảo, đồi núi và sát biên giới Trung Quốc, nên có tiềm lực và thế mạnh rõ ràng trong phát triển kinh tế, chính trị của cả nước.
Vị trí địa lý: Phía đông bắc tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng, phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh.
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên diện tích 6.178,2km². Hiện nay toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính, trong đó, có 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang được phát triển theo hướng lấy du lịch làm trọng tâm kết hợp với bảo vệ môi trường biển đảo. Bên cạnh đó tỉnh thành này đang được quy hoạch và đưa lên ngày càng phát triển.
Với sự giàu có và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Quảng Ninh luôn là một trong những tỉnh trọng điểm trong phát triển kinh tế của nước ta. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2020 đạt 66,56% và là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, chỉ sau Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ. Vì vậy, những định hướng và bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030 luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Ngày 28/7/2014 UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định số 1588/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050.
Phạm vi quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm toàn bộ lãnh thổ của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 6.110,1 km², có vị trí tiếp giáp:
– Phía đông bắc của tỉnh giáp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.
– Phía đông và nam giáp vịnh Bắc Bộ.
– Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
– Phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương
Mục tiêu quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh
Tổ chức, định hướng không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, tiềm năng của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng.
Thực hiện các mục tiêu đã được xác định, định hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013): “Tới năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phỏng tuyển hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”.
Định hướng phát triển, tổ chức không gian vùng tỉnh Quảng Ninh
Hướng lựa chọn:
– Phát triển vùng đô thị Trung tâm Hạ Long (Hạ Long – Cẩm Phả – Hoành Bồ) là vùng đô thị trung tâm gắn kết 04 tiểu vùng đô thị vệ tinh (Tiểu vùng các Khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc, Tiểu vùng Khu kinh tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô, Tiểu vùng phía Tây, Tiểu vùng Khu vực miền núi phía Bắc).
– Phát triển 02 vành đai xuyên suốt từ Tây sang Đông; gồm:
(1) Vành đai phát triển công nghiệp – đô thị
(2) Vành đai cảnh quan và du lịch biển.
– Phát triển 02 phân khu, gồm:
(1) Phân khu rừng (gồm khu vực rừng bảo tồn, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng đầu nguồn tại phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, trải dài từ Tây sang Đông), khu vực này có đặc trưng là các khu thiên nhiên có cảnh quan phong phú, nhiều khu du lịch văn hóa, lịch sử quan trọng là nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo.
(2) Phân khu biển đảo (gồm khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, hệ thống các đảo và hải đảo), khu vực này có cảnh quan phong phú, là nơi hấp dẫn với du khách có nhiều hình thức du lịch trải nghiệm khác nhau, có tiềm năng to lớn về kinh tế biển, vận tải, du lịch, thủy hải sản… có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Định hướng phát triển vùng
– Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, hệ thống các điểm đô thị và dân cư nông thôn; phát huy các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh và tăng khả năng liên kết, thúc đẩy phát triển cân bằng của các vùng trong tỉnh; đồng thời thúc đẩy liên kết với các khu vực xung quanh để phát triển kinh tế, hạ tầng đảm bảo sự bền Vững, hài hòa với môi trường; nâng cao sức hấp dẫn, tính cạnh tranh và tạo ra thương hiệu cho tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH và quốc tế.
– Bám sát và cụ thể hóa định hướng phát triển: “Một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá”; “kết nối vùng ở cấp quốc gia và kết nối khu vực ở cấp quốc tế”.
– Định hướng phát triển vùng bám sát định hướng chuyển đổi phương thức phát triển bền vững; thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược gắn với mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, phật triển nhanh, bền vững và chuyên đôi từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu; đồng thời phải đảm bảo tính “Toàn diện, cân bằng, bền vững, Sáng tạo và an toàn”.
– Điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng (công nghiệp nhiệt điện, khai thác than, Xi măng …) theo định hướng xanh, sử dụng các biện pháp công nghệ đảm bảo hạn chế tối đã ảnh hưởng đến môi trường; hướng tới phát triển dịch vụ du lịch theo định hướng bền vững.
Định hướng mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị
– Xây dựng phát triển các đô thị biên giới tại khu vực các cửa khẩu như Bắc Phong Sinh, Hoành Mộ – Đồng Văn,… thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Xây dựng đô thị ngoài hải đảo để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại các khu vực như Cô Tô, Vân Đồn
– Xây dựng phát triển các đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường tại các khu vực rừng núi phía Bắc kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh, lân cận; định hướng phát triển tại các khu vực Đông Triều, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Vân Đồn.
– Phát triển các khu đô thị, thành phố thông minh gắn với các khu công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường tại Uông Bí, Quảng Yên (khu đô thị công nghiệp AMATA).
– Sau năm 2050, xây dựng, phát triển các đô thị, các khu ở trên mặt nước tại các khu vực ngoài vùng bảo Vệ các di sản, không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường khu vực.
– Các khu trung tâm đô thị hiện hữu có dân cư tập trung, không đảm bảo hạ tầng đô thị, thực hiện quy hoạch cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng bổ sung các công trình công cộng, công viên, cây xanh… đảm bảo đời sống dân cư và nâng cao chất lượng đô thị.
Định hướng phát triển nông thôn
– Nhanh chóng cải thiện, hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước thải, đồng thời tiến hành bảo tồn môi trường sống nông thôn (trong đó có bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa làng xã) và bảo tồn môi trường tự nhiên.
– Ngoài ra, tiến hành Xây dựng hạ tầng nông thôn như các tuyến đường nông thôn, Cấp điện nông thôn nhằm thúc đẩy sản xuất nông thôn phát triển, nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, khả năng lưu thông hàng hóa nông nghiệp…
– Đối với những khu vực nông thôn ổn định lâu dài sẽ phát triển theo mô hình nông thôn mới; những khu vực nông thôn có khả năng đó thị hóa cao sẽ phát triển hợp lý trên cơ sở phù hợp với lộ trình và các yêu cầu đô thị hóa.
Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Quảng Ninh
Đường bộ:
– Liên kết Vùng: Xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hạ Long – Móng Cái Và tuyến Hải Phòng – Hạ Long; Xây dựng tuyến đường ven biển kết nối với Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định; xây dựng các tuyến quốc lộ liên kết Quảng Ninh Với các tỉnh thành khác: QL10, QL279, QL4B, QLl8C.
– Cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hình thành Vành đai kết nối các địa phương trong tiểu Vùng, các khu vực nội – ngoại thị.
– Xây dựng mới các tuyến đường kết nối các khu vực ven biển, các tuyến đường tránh và các tuyến đường vành đai.
Đường Sắt
Hoàn chỉnh tuyến đường sắt Yên Viên – Hạ Long – Cái Lân; xây dựng tuyến mới các đường sắt Hạ Long – Móng Cái, Lạng Sơn – Mũi Chùa, Uông Bí – Tiền Phong (nối sang Lạch Huyện – Hải Phòng).
Đường thủy
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cảng vận tải hàng hóa, hành khách và các bến du thuyền.
Cảng biển: Nâng cấp, cải tạo và mở rộng cảng Hòn Gai (cảng Cái Lân), cảng Vạn Gia, cảng Vạn Hoa – Mũi Chùa, cảng Cẩm Phả, cảng Hải Hà theo quy hoạch hệ thống cảng biển.
Cảng du lịch: Hoàn chính, xây dựng mới các cảng du lịch có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế tại đảo Tuần Châu, Bãi Cháy, Hồng Gai, Quang Hanh, Cái Rồng, Minh Châu, Quan Lạn, Cô Tô, Vạn Gia, Mũi Ngọc.
Hệ thống cảng khác: Xây dựng cảng Tiền Phong và cảng Đầm Nhà Mạc tại thị Xã Quảng Yên; xây dựng cảng phía Bắc đảo Cái Bầu Ở khu kinh tế Vân Đồn; nâng cấp cảng Hòn Nét 1à cảng than; nâng cấp cảng Cửa Ông là cảng tổng hợp.
Hàng không
Xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh tại Xã Đoàn Kết – Vân Đồn Với tổng diện tích đất theo khoảng 300ha; nghiên cứu và phát triển các sân bay có quy mô nhỏ phục vụ du lịch tại huyện đảo Cô Tô, thành phố Móng Cái, thành phố Hạ Long và các đảo nhỏ khác thuộc Khu kinh tế Vân Đồn.
Giao thông công cộng:
– Phát triển các tuyến xe buýt kết nối Quảng Ninh với các địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định. . .), kết các đô thị quan trong trong tinh, kết nối các trọng điểm du lịch.
– Phát triển hệ thống tàu điện một ray (Monorail) kết nối Uông Bí – Quảng Yên – Hạ Long – Cẩm Phả – Vân Đàn và kết nối hệ thống với Hải Phòng.
Trên đây là những chia sẻ về thông tin và Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ninh. Đây là một dự án lớn mang đến nhiều lợi ích phát triển cho người dân tại đây cũng như những nhà đầu tư. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết. Ngoài ra, đừng quên tham khảo giaanproperty.vn để cập nhật những tin tức mới nhất.