Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang đã được thông qua từ đầu năm 2020 và đến nay tiến độ quy hoạch, phát triển vẫn đảm bảo theo đúng thời gian. Bắc Giang là tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ và nằm trong vùng quy hoạch thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, với thời gian thành lập lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Bắc Giang ngày càng được chú trọng đầu tư để phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về quy hoạch tỉnh Bắc Giang trong nội dung dưới đây.
Thông tin tổng quan về tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam, có địa hình trung du, nhiều đồi núi nhưng ít bị chia cắt. Tuy nhiên, đây cũng là tỉnh có vị trí quan trọng nằm trên nhiều hành lang kinh tế lớn của nước ta. Tỉnh Bắc Giang có các đặc điểm về vị trí, dân số, kinh tế như sau:
Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Giang có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Nam tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
- Phía Đông tiếp giáp tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội.
Đơn vị hành chính và dân số
Tỉnh Bắc Giang có đặc điểm về hành chính và dân số như sau:
Đơn vị hành chính
Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Bắc Giang có diện tích là 3 895,9 km2 gồm 10 đơn vị cấp huyện và 209 đơn vị cấp xã. Trong đó có 01 thành phố; 09 huyện; 184 xã; 10 phường; 15 thị trấn.
Tổng quan các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Giang:
Ðơn vị hành chính cấp Huyện |
Thành phố Bắc Giang |
Huyện Hiệp Hòa | Huyện Lạng Giang | Huyện Lục Nam |
Huyện Lục Ngạn |
Huyện Sơn Động |
Huyện Tân Yên |
Huyện Việt Yên |
Huyện Yên Dũng |
Huyện Yên Thế |
Diện tích (km²) |
66,77 | 202 | 246 | 598,3 | 1.013 | 845,8 | 203,6 | 171,5 | 185,9 | 303 |
Số đơn vị hành chính | 10 phường, 6 xã | 1 thị trấn, 24 xã | 2 thị trấn, 19 xã | 1 thị trấn, 24 xã | 1 thị trấn, 28 xã | 2 thị trấn, 15 xã | 2 thị trấn, 20 xã | 2 thị trấn, 15 xã | 2 thị trấn, 16 xã |
2 thị trấn, 17 xã |
Dân số
Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, dân số của tỉnh Bắc Giang có số lượng như sau:
- Tổng dân số: 1 841 624 người (Nam: 925 457 người; Nữ: 916 167 người)
- Mật độ dân cư: 463 người/km².
Bắc Giang là tỉnh miền núi có địa hình trung du nên nơi đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau như: dân tộc Kinh, Nùng, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, Dao,…Trong đó dân tộc Kinh vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nhất với hơn 80% dân số. Tỉnh Bắc Giang còn là cái nôi của Dân ca Quan họ với hơn 23 làng quan họ cổ đã được UNESCO công nhận.
Tình hình kinh tế tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang không chỉ nằm trong vùng quy hoạch thủ đô Hà Nội mà còn nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Chính điều này đã tạo điều kiện để kinh tế của tỉnh phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm của các Cơ quan Nhà nước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch và phát triển 06 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích hơn 1.462 ha và 38 cụm công nghiệp với diện tích hơn 1.208 ha. Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển thì tỉnh Bắc Giang đã được cấp phép xây dựng và đầu tư phát triển thêm 03 khu công nghiệp ở huyện Yên Dũng, huyện Lục Nam, huyện Lạng Giang và tiếp tục đầu tư mở rộng 03 khu công nghiệp Quang Châu, Hòa Phú và Việt Hàn với diện tích hơn 1.100 ha.
Tỉnh Bắc Giang vẫn đang nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng rất được quan tâm.
Thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang
Nhằm phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại hóa có tổng GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước vào năm 2030, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra kế hoạch, mục tiêu và các phương án quy hoạch cụ thể.
Nguyên tắc quy hoạch tỉnh Bắc Giang
Nguyên tắc quy hoạch tỉnh Bắc Giang được xác định như sau:
- Đảm bảo phù hợp, thống nhất và đồng bộ với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2021 – 2030 và các kế hoạch, định hướng phát triển khác của vùng, của cả nước.
- Phù hợp với khả năng huy động, sử dụng nguồn lực của địa phương cũng như các nguồn lực khác từ bên ngoài; khai thác có hiệu quả các chương trình hợp tác, giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc và các nước ASEAN khác.
- Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; bảo tồn và phát huy không gian văn hóa, bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc.
- Đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các cơ quan, tổ chức, vùng, địa phương và quốc gia.
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang đã đặt ra mục tiêu quy hoạch trên địa bàn tỉnh như sau:
- Phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của tỉnh để phát triển nhanh, toàn diện.
- Đến năm 2030 đưa Bắc Giang nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có GRDP cao nhất cả nước.
- Đến năm 2050 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện và bền vững.
Thông tin quy hoạch không gian thành phố Bắc Giang
Để đạt được mục tiêu quy hoạch, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra kế hoạch và bản đồ quy hoạch cụ thể của TP Bắc Giang.
Các hướng đầu tư phát triển
TP Bắc Giang sẽ tập trung phát triển theo 04 hướng sau:
- Hướng 1: Tập trung phát triển khu vực phía Tây gồm các xã Tân Mỹ, Tăng Tiến. Điều này sẽ giúp hình thành trục đô thị Đông – Tây và kết nối được với các khu vực chức năng hành chính và đô thị thương mại tổng hợp của tỉnh.
- Hướng 2: Tập trung phát triển khu vực phía Đông Bắc gồm các xã Tân Dĩnh, Dĩnh Trì. Chú trọng đầu tư phát triển khu trung chuyển dọc theo hành lang Quốc lộ 1 kết nối với Quốc lộ 13 với vành đai 5 của vùng Hà Nội. Nơi đây sẽ hình thành trung tâm đào tạo gắn với cụm trường đào tạo nghề Dĩnh Trì.
- Hướng 3: Tập trung phát triển khu vực phía Nam – Đông Nam gồm các xã Tân Tiến, Đồng Sơn. Nơi đây dự kiến sẽ phát triển khu đô thị gắn với các dịch vụ trung chuyển hàng hóa, khu sinh thái, khu nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch gắn liền với núi Nham Biền.
- Hướng 4: Tập trung phát triển khu vực phía Tây Bắc gồm các xã Đa Mai, Song Mai, Nghĩa Trung. Nơi đây dự kiến sẽ phát triển thành khu đô thị sinh thái, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao và các khu du lịch gắn với đồi Quảng Phúc và núi Nghĩa Trung.
Các phân khu chức năng
Dựa trên địa hình, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, giao thông, TP Bắc Giang dự kiến sẽ phân chia thành các phân khu chức năng sau:
- Khu đô thị trung tâm (khu vực 1): Tổng diện tích là 1.608 ha gồm các khu chức năng: Khu dân cư (nằm tại phường Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Ngô Quyền… ); khu đô thị Đông Bắc; nhà máy đạm Hà Bắc và các cụm công nghiệm nhỏ.
- Khu vực phía Nam (khu vực 2): Tổng diện tích là 1.097,27 ha gồm các khu chức năng: Khu đô thị phía Nam; khu trung tâm dịch vụ trung chuyển; khu trung tâm đào tạo; khu trụ sở; khu dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao; khu công viên nông nghiệp; khu công viên đô thị và khu dân cư.
- Khu vực phía Tây Nam (khu vực 3): Tổng diện tích là 1.460,45 ha gồm các khu chức năng: Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng; khu trung chuyển và cảng Đồng Sơn; khu dân cư; khu nhà ở sinh thái; một phần khu công nghiệp Vân Trung.
- Khu vực phía Tây (khu vực 4): Tổng diện tích là 1.496 ha gồm các khu chức năng: Trung tâm văn hóa và dịch vụ thương mại tổng hợp; công viên đô thị; trung tâm y tế; trung tâm thể dục thể thao; khu dân cư và cụm công nghiệp; khu công viên nông nghiệp; khu dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao; khu xử lý chất thải rắn.
- Khu vực phía Bắc (khu vực 5): Tổng diện tích là 720 ha gồm các khu chức năng: Khu du lịch sinh thái, nhà ở sinh thái; viện tâm thần, trung tâm điều dưỡng; khu du lịch núi; khu lâm nghiệp; khu dân cư; khu thực nghiệm nông nghiệp.
- Khu vực phía Đông Bắc (khu vực 6): Tổng diện tích là 676,7 ha gồm các khu chức năng: Khu trung tâm đầu mối thương mại, dịch vụ; khu dân cư và cụm công nghiệp; khu logistics.
- Khu vực phía Nam (khu vực 7): Tổng diện tích là 1.312,55 ha gồm các khu chức năng: Khu sân golf và du lịch nghỉ dưỡng, du lịch núi; khu sinh thái lâm nghiệp núi Nham Biền.
- Khu dân cư nông thôn và vùng canh tác nông nghiệp (khu vực 8): Tổng diện tích là 3.599,25 ha gồm các khu chức năng: Khu nông nghiệp; khu dân cư, làng xóm, công trình công cộng, tôn giáo; Khu hành lang bảo vệ sông Thương.
Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang
Dự kiến tỉnh Bắc Giang sẽ thực hiện quy hoạch giao thông theo kế hoạch sau:
- Giao thông đường bộ: Phát triển mạng lưới kết hợp; nâng cấp hệ thống giao thông cũ; đầu tư phát triển các tuyến đường chính, quan trọng như: Đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội, Đường tỉnh 295B,…
- Giao thông đường sắt: Nâng cấp đường sắt đơn; xây dựng thêm 01 ga tổng hợp nằm trong khu vực giao giữa đường Vành đai 5 – vùng thủ đô Hà Nội và đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Ngoài ra, ga Bắc Giang cũ sẽ được cải tiến trở thành ga hành khách du lịch đô thị.
- Giao thông đường thủy: Khai thác tối đa các tuyến vận tải đường thủy trong tỉnh, trong vùng; chuyển đổi cảng Á Lữ thành cảng du lịch; Đầu tư cải tạo và xây dựng cảng Đồng Sơn thành cảng vận chuyển hàng hóa cho thành phố.
Trên đây là thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Giang. Để tìm hiểu thêm thông tin quy hoạch cụ thể của từng huyện của tỉnh Bắc Giang thì bạn hãy truy cập website: https://www.giaanproperty.vn/. Nhanh tay truy cập để không bỏ lỡ thông tin quy hoạch quan trọng của tỉnh Bắc Giang nhé.