Quy định độ lún lệch cho phép theo TCVN 2022

Quy định độ lún lệch cho phép theo TCVN 2022

Theo TCVN quy định về độ lún lệch cho phép là bao nhiêu? Độ lún lệch có ảnh hưởng như thế nào đến công trình? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

1. Khái niệm độ lún lệch của công trình

do-lun-lech-cho-phep-3
Độ lún lệch cho phép
  • Lún công trình là công trình và đất nền chuyển vị trí từ trên xuống bao gồm cả móng và bản thâ công trình.
  • Độ lún công trình thường được đo bằng milimet
  • Độ lún lệch hay còn gọi độ lún tương đối là hiện tượng chuyển từ thẳng đứng không đều sang vị trị ngang gây nghiêng công trình.
  • Hầu hết tất cả công trình đều có độ lún miễn sao độ lún ở mức cho phép, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn và thẩm mỹ của công trình.

2. Nguyên nhân gây ra lún lệch công trình

Quá trình lún của đất nền diễn ra rất phức tạp và nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tải trọng tác dụng và điều kiện đất nền.

  • Đối với nền đất rời: Độ lún nhỏ, xảy ra nhanh do hệ số thấm đất lớn.  
  • Đối với nền đất dính: Độ lún lớn, xảy ra chậm do hệ số thấm đất nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng gây ra độ lún lệch công trình nhưng có 2 yếu tố chủ yếu:

2.1.  Yếu tố về địa tầng

  • Trước khi xây dựng, không điều tra và khảo sát kỹ hiện trạng đất khu vực, các công trình lân cận và dự báo các tác động khu vực để tính toán biện pháp chống lún cho công trình.
  • Không phát hiện hoặc nhận định không chính xác quy luật phân bố không gian (theo chiều rộng và chiều sâu) của cấu tạo địa tầng, đặc biệt là các lớp đất yếu nằm trong vùng ảnh hưởng của tải trọng công trình. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạch định mật độ khảo sát chưa đủ bao quát, đặc biệt ở những nơi có điều kiện địa chất dự đoán biến động mạnh.
  • Đánh giá không chính xác các đặc trưng tính chất cơ lý của các lớp đất hoặc không cung cấp các số liệu cần thiết cho thiết kế.

2.2. Yếu tố tải trọng

Thiết kế biện pháp thi công đào đất, tầng ngầm chưa coi trọng áp lực ngang do công trình hiện hữu có khả năng gây phụ thêm.

– Thiết kế kiến trúc bất cân đối dẫn đến tải trọng không đều (lệch tâm của tải trọng bên trên và của móng): do xu hướng muốn tận dụng không gian nên nhà được đưa ra phía không gian công cộng dẫn đến sự lệch tâm của tải trọng công trình.

– Dự báo không đúng độ lún của công trình hiện hữu do ảnh hưởng của việc đào hố móng khi thi công công trình mới.

– Đánh giá không đầy đủ ảnh hưởng do chất tải nặng (vật liệu xây dựng, đối trọng để ép cọc hoặc để nén tĩnh,…) trong phạm vi giáp với công trình hiện hữu.

– Đánh giá không toàn diện mức ảnh hưởng gây ra do sự thay đổi lớn chiều dày tầng đất yếu theo chiều sâu và trên diện trong khu vực điều kiện địa chất công trình phức tạp.

Ngoài hai yếu tố trên, còn một số tác động khác từ bên ngoài như: sập hang động ngầm, hạ mực nước ngầm, lún do tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng,…

3. Biện pháp khắc phục

  • Cần khảo sát đầy đủ, tiến hành kiểm tra đất ở khu vực và công trình lân cận.
  • Tuân thủ nghiêm túc các luật và quy định của Bộ Xây dựng quy định
  • Hạn chế tối đa việc dùng biện pháp hạ mực nước ngầm khi thi công công trình.
  • Đối với trường hợp thi công sát vách nhà bên có tải trọng lớn tác động lên đất hoặc thi công móng sâu hơn nhà kế bên cần có biện pháp chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông ứng lực.
  • Sử dụng giải pháp móng đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây: móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay hoặc tường neo đất. 

4. Quy định độ lún cho phép theo TCVN

do-lun-lech-cho-phep-2

Trong các văn bản TCVN 9400:2012 quy định, độ lún tối đa cho phép của từng loại nhà và công trình khác nhau sẽ có tiêu chuẩn khác nhau phần lớn từ 8 đến 30cm. 

Khi thiết kế và thi công móng công trình, độ lún thực tế phải nhỏ hơn hoặc bằng độ lún cho phép để đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường, tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Theo TCVN 9360:2012 quy định độ lún cho phép như sau:

  • Đối với nhà dân dụng: nhỏ hơn hoặc bằng 8cm
  • Đối với nhà công nghiệp: nhỏ hơn hoặc bằng 20cm

5. Phương pháp đo độ lún

do-lun-lech-cho-phep-1

  • Phương pháp thả dọi: 1 người cần dọi và đứng tại vị trí không vuông góc với bề mặt bất trì của công trình.  Người này rê dây dọi từ từ vào góc tường, nếu dây dọi trùng với cạnh góc tường thì kết luận vị trí đó thẳng đứng.
  • Phương pháp chiếu đứng: Với phương pháp này thì sử dụng máy chiếu đứng. Xác định 4 điểm nằm trên một trục tọa độ. Sau đó xác định giao điểm của 2 đường thẳng nối liền 2 điểm đối diện. Từ đó xác định độ nghiêng của ngôi nhà.
  • Phương pháp đo góc: chúng ta có thể sử dụng thước vuông đó để đo góc vuông chân tường. Nếu góc vuông của chân tường không khớp với góc vuông của thước thì nhà lúc này bị nghiêng. Và ngược lại thì không bị nghiêng.
  • Phương pháp tọa độ: đo độ nghiêng bằng máy kinh vĩ. Đặt máy kinh vĩ tại một điểm cố định và tiến hành quan sát qua máy. Nếu giá trị đo của thước càng nhỏ thì độ sai lệch với tiêu chuẩn độ nghiêng cho phép của công trình càng nhỏ.

Bài viết này đã chia sẽ về quy định độ lệch lún cho phép theo TCVN đồng thời các phương pháp đo độ lún lệch. Hy vọng bài viết này, Gia An Property đã giúp bạn hiểu biết thêm về chủ đề này. Chúc các bạn thành công!

 

 

 

4.5/5 - (83 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác