Mô hình kinh doanh khách sạn tuy không mới nhưng luôn có xu hướng phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh khốc liệt vì khách hàng nhu cầu về dịch vụ lưu trú luôn có xu hướng tăng cao và luôn đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Nhưng để có chỗ đứng vững chắc trong ngành này thì đòi hỏi chủ đầu tư phải đầu tư đầy đủ kiến thức cũng như trang bị tốt kỹ năng để đảm bảo thu được lợi nhuận. Vì thế, kinh nghiệm thuê khách sạn để kinh doanh đã được tổng hợp và sắp được bật mí trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về mô hình kinh doanh khách sạn
1.1. Phân loại theo quy mô
- Khách sạn nhỏ: Quy mô phòng chỉ từ 1 đến 150 phòng.
- Khách sạn vừa: Số lượng phòng từ 151 đến 400 phòng.
- Khách sạn lớn: Quy mô lên tới 401 đến 1500 phòng.
- Khách sạn Mega: Trên 1500 phòng.
1.2. Phân loại theo tính chất đặc thù
Đây là cách để khách hàng lưu trú dễ dàng chọn được khách sạn ưng ý và phù hợp cho mục đích, đặc thù nghỉ ngơi của mình.
- Khách sạn thương mại: Thường xuất hiện trong các thành phố lớn hay trung tâm thương mại, nơi có nền kinh tế phát triển. Đối tượng khách hàng chủ yếu: thương nhân, doanh nhân đi công tác, khách du lịch lưu trú ngắn hạn.
- Khách sạn nghỉ dưỡng ( Resort hotel ): Đây là loại hình khách sạn được xây dựng ngay trong khuôn viên biển, núi,…như Nha Trang, Vũng Tàu Khách hàng thường có nhu cầu lưu trú dài hạn và tận hưởng chuyến đi du lịch.
- Khách sạn sân bay ( Airport hotel ): Loại hình khách sạn này sẽ tập trung ở gần các sân bay, chủ yếu để phục vụ cho hành khách chờ bay và nhân viên phi hành đoàn.
- Khách sạn căn hộ ( Suite hotel/Apartment): Loại hình khách sạn này được thiết kế đầy đủ tiện nghi, thường là các căn hộ chung cư, phù hợp cho nhóm bạn bè, các gia đình cho nhu cầu lưu trú dài hạn từ vài ngày đến vài tháng.
- Khách sạn bình dân: Đây là loại hình khách sạn phổ biến rộng rãi và có số lượng nhiều nhất. Tại đây không phân biệt đối tượng và thường sẽ có mức giá rẻ hơn những loại hình trên.
1.3. Phân loại theo tiêu chuẩn sao
Dựa vào các tiêu chí như vị trí địa lí, tiện nghi, nội thất, chất lượng phục vụ của nhân viên… mà khách sạn sẽ được chia làm các loại gồm 5 cấp độ từ 1 sao đến 5 sao.
2. Những rủi ro có thể gặp phải khi thuê khách sạn để kinh doanh
Kinh doanh khách sạn đem lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư tuy nhiên trong nhiều trường hợp nhưng đồng nghĩa gặp phải những rủi ro, vấn đề không mong muốn.
-
Khó thu hồi vốn trong thời gian ngắn
Đây là ngành kinh doanh lâu dài nên sẽ rất khó để thu hồi vốn trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra sẽ có những nhà đầu tư vay vốn từ ngân hàng khiến áp lực cao hơn, ảnh hưởng tâm lý, suy ra khó suy nghĩ ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
-
Cạnh tranh gay gắt
Nhu cầu lưu trú ngày một tăng lên và điều này đã tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các khách sạn với nhau. Tuy nhiên khách hàng thường sẽ cân nhắc chọn đến những nơi có vị trí đẹp và thuận tiện giao thông hơn nên đây sẽ là điều bất lợi cho các khách sạn không sở hữu mặt bằng đẹp. Vì vậy họ đã sáng tạo nên các ý tưởng thiết kế độc đáo để thu hút khách hàng dù không có ưu thế về mặt bằng, tạo nên sự đa dạng trong môi trường này.
-
Khó khăn trong việc quản lý
Chủ đầu tư cần cân nhắc kĩ về cách vận hành hệ thống khách sạn ( số lượng nhân viên, cách tiếp thị đến khách hàng,..). Khó khăn còn đến từ các vấn nạn có thể tồn tại trong khách sạn của bạn như mại dâm, ma tuý,… Điều này rất khó kiểm soát vì quyền riêng tư, tôn trọng khách hàng nhưng bạn có thể bị xử phạt hoặc cao nhất là thu hồi giấy phép kinh doanh.
3. Kinh nghiệm thuê khách sạn để kinh doanh
-
Vị trí địa lý thuận lợi
Chủ đầu tư cần nghiên cứu thị trường để tìm ra địa điểm phù hợp với loại khách sạn mình muốn hướng đến. Các địa điểm du lịch, thành phố lớn, gần các trung tâm hội nghị, sự kiện sẽ thường có được lượng khách hàng lưu trú ổn định đến cao. Bạn còn cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh và đưa ra chiến lược, quyết định phù hợp với tình huống.
-
Lên chiến lược kinh doanh cụ thể
Việc có chiến lược kinh doanh cụ thể từng thời điểm sẽ giúp bạn biết phải những gì, nên ưu tiên làm gì trước để quản lý được dễ dàng. Nếu không lên chiến lược cụ thể, bạn sẽ khó sắp xếp được công việc và theo dõi nó, ảnh hưởng ít nhiều đến kinh doanh.
-
Chú trọng đầu tư chất lượng dịch vụ
Với ngành dịch vụ như khách sạn, chất lượng dịch vụ vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định sự thành công của khách sạn. Nếu khách hàng có trải nghiệm hài lòng về dịch vụ thì khả năng quay lại của họ rất cao, thậm chí họ sẽ quảng bá cho bạn vì sự yêu thích đối với nơi lưu trú. Vì vậy, khách sạn ngoài đẹp ra thì cần đầy đủ tiện nghi, tạo sự thoải mái, thư giãn cho khách hàng.
Ngoài chú trọng vào chất lượng phòng, chủ đầu tư cũng nên đa dạng hóa dịch vụ như thêm vào các quầy bar, hồ bơi, nhà hàng, quán cà phê, dịch vụ spa, phòng tập gym, giặt ủi, xe đưa đón sân bay,… tuỳ vào khả năng của bạn và hạng sao của khách sạn, miễn khách hàng thấy hợp lý so với giá chi trả.
Chất lượng dịch vụ của khách sạn cần phải không ngừng cải thiện và nâng cao, đặc biệt sự đưa công nghệ vào dịch vụ sẽ đem đến sự nổi bật về khách sạn trong mắt khách lưu trú.
-
Mức giá hợp lý
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng cho quyết định chọn lựa khách sạn của khách hàng, vì vậy nên cân nhắc để đưa ra mức giá hợp lý, giá trị đem lại tương xứng với dịch vụ. Không nên vì cạnh tranh mà hạ giá thấp để thu hút khách hàng mặc dù chất lượng lại tốt hơn nhiều.
Ngoài ra, việc áp dụng ưu đãi, khuyến mãi sẽ giúp thu hút thêm nguồn khách hàng.
-
Chú trọng đào tạo nhân viên
Nhân viên chính là bộ mặt của khách sạn. Chính vì thế, cần có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng với thái độ biết lắng nghe, xử lý tình huống tốt, thái độ nhiệt tình. Đó sẽ là điểm cộng trong mắt khách hàng và là yếu tố cần để xây dựng sự chuyên nghiệp của khách sạn.
Việc tuyển chọn nhân viên cũng cần thực hiện nghiêm túc, bài bản để sàng lọc ra những ứng viên sáng giá nhất. Nếu muốn nhân viên luôn hết lòng trong công việc thì phải quan tâm đến họ trước, lương bổng cũng cần rõ ràng, minh bạch, tạo sự tin tưởng cho nhân viên để họ làm việc có hiệu quả.
4. Kinh nghiệm thu hút khách hàng khi thuê khách sạn để kinh doanh
Tạo sự khác biệt
Thị trường khách sạn luôn cạnh tranh gay gắt, vì vậy nếu nổi bật khách sạn của mình do những điểm không nơi nào có thì đây chính là điểm cộng lớn.
Như thế nào là sự khác biệt ?
-
Đem lại lợi ích, giá trị cho khách hàng.
-
Có những thứ khác biệt, độc lạ chưa có ai sử dụng.
-
Đập ngay vào mắt khách hàng, dễ để họ tiếp cận.
-
Phải đi trước đối thủ, khó để đối thủ sao chép lại.
- Vừa với túi tiền của khách hàng nhưng phải đem đến doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.
Chủ đầu tư có thể tạo sự khác biệt về chất lượng phòng ví dụ như nội thất độc đáo hay khác biệt về dịch vụ đi kèm như nhận giao hàng cho khách,…
Ưu đãi vào “mùa thấp điểm”
Tại các “mùa cao điểm” thì hiển nhiên lượng khách đặt phòng rất ổn định. Nhưng tại các “mùa thấp điểm” thì cần có bí quyết để thu hút khách hàng. Lúc này, các chương trình khuyến mãi sẽ giúp ích lớn trong việc “kéo khách”, ví dụ như: mã giảm giá, tặng vé sử dụng dịch vụ,…
Đầu tư cho website của khách sạn
Thời đại 4.0 mọi thứ đều áp dụng được trên công nghệ, vì vậy các khách sạn không có website sẽ thiệt thòi hơn nhiều so với những khách sạn có. Tuy nhiên, không phải có website thôi là đủ mà bạn còn phải đầu tư cho nó một giao diện chuyên nghiệp, bắt mắt, dễ sử dụng,… và cập nhật thường xuyên, đầy đủ các thông tin về khách sạn cũng như các chương trình khuyến mãi.
Liên kết với các công ty, doanh nghiệp
Nếu liên kết được với các công ty, doanh nghiệp thì bạn sẽ có lượng khách dồi dào. Cộng với dịch vụ khiến khách hàng hài lòng, khả năng họ sẽ quay trở lại rất cao.
Ứng dụng công nghệ
Khách hàng hiện nay đa số đều sử dụng công nghệ và đặt phòng khách sạn online. Vì vậy, có sử dụng ứng dụng công nghệ là cách marketing để tiếp cận với khách hàng đơn giản và nhanh nhất. Ví dụ như sử dụng các trang mạng xã hội ( Facebook, Instagram, Google,…) hay tham gia các website đặt phòng khách sạn.
Ngoài việc cung cấp các thông tin cần thiết, các khuyến mãi lên trang của khách sạn, bạn còn nên tương tác với cộng đồng, luôn đảm bảo tính chân thật của nội dung và hình ảnh được đăng lên.
5. Tổng kết
Với những kinh nghiệm thuê khách sạn để kinh doanh trên, chắc chắn nhiều chủ đầu tư đã rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, biết các cách để hệ thống khách sạn hoạt động hiệu quả. Chúc bạn sẽ có được doanh thu lợi nhuận cao từ mô hình kinh doanh khách sạn! Để biết thêm những kinh nghiệm trong kinh doanh, hãy ghé qua giaanproperty.vn để xem các thông tin hữu ích nhé.