Các quy định tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng được Bộ Xây dựng đề ra để đảm bảo sự thống nhất trong cách đọc-hiểu bản vẽ kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số quy định có trong bản vẽ mà bạn cần phải nắm. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!
1. Tổng quan về bản vẽ kỹ thuật.

Bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng là bản vẽ xây dựng phác họa thông tin của công trình nhằm giúp khách hàng và người xây có cái nhìn khái quát về công trình sắp được thi công.
Bản vẽ sẽ được thể hiện dưới dạng 2D hoặc 3D. Trên bản vẽ thể hiện các thông tin về hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật,…
Bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng là hình thức giao tiếp giữa người xây dựng và chủ công trình, do đó để đảm bảo sự hiểu ý giữa hai bên thì bản vẽ cần tuân thủ các nguyên tắc chung dưới đây:
Dễ hiểu và rõ ràng: những chi tiết, kết cấu trên bản vẽ không được hiểu theo nhiều nghĩa, chỉ cần hiểu 1 ý nghĩa duy nhất.
Các chi tiết bên trong và đường nét bên ngoài phải có tỷ lệ
Với một chức năng nhất định thì phải chỉ ra trạng thái cuối cùng của đối tượng được thể hiện.
2. Các quy định tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng
2.1. Quy định về khổ giấy
Mỗi bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng phải sử dụng một khổ giấy nhất định. Hiện nay, có 5 loại khổ giấy chính được đưa vào sử dụng, mỗi khổ giấy được phân chia ra bởi khổ giấy A0.
Kích thước các khổ giấy được quy định như sau:
- Kích thước 1189 x 841 (mm)-> Khổ giấy A0:
- Kích thước 841 x 594 (mm)-> Khổ giấy A1
- Kích thước 594 x 420 (mm)->Khổ giấy A2:
- Kích thước 420 x 297 (mm->Khổ giấy A3:
- kích thước 297 x 210 (mm)->Khổ giấy A4:
2.2. Quy định khung bản vẽ và khung tên
Khung bản vẽ: kẻ cách mép tờ giấy khoảng 5mm, cách mép trái từ 15-20mm. Khung bản vẽ được vẽ bằng các nét cơ bản, nét liền đậm.
Khung tên: được đặt ở góc bên phải dọc theo khung vẽ. Trong khung vẽ sẽ thể hiện các thông tin như sau:
- Ô1: Tên sản phảm
- Ô2: Tên vật liệu
- Ô3: Tỷ lệ
- Ô4: Kí hiệu
- Ô5: Họ tên người vẽ
- Ô6: Thời gian hoàn thành bản vẽ: tháng, ngày, năm
- Ô7: Họ và tên người kiểm tra
- Ô8: Ngày kiểm tra xong
- Ô9: Tên trường, khoa ,lớp
3. Quy định về tỷ lệ
Tính đến thời điểm hiện tại, theo TCVN có 3 dạng tỷ lệ được quy định:
- Tỷ lệ nguyên hình: 1:1
- Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2, 1:4,1:5,..
- Tỷ lệ phóng đại: 2:1, 4:1,5:1,…
4. Quy định về nét vẽ
Tiêu chuẩn quy định về nét vẽ được Bộ Xây dựng quy định như sau:
- Nét cơ bản (Nét liền đậm): dùng biểu diễn đường bao thấy của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn, bề rộng được vẽ kích thước bằng 0,5 đến 1,4 mm
- Nét đứt: Để thể hiện đường bao khuất của vật thể, ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một kích thước từ 2 đến 8 mm. Bề rộng của nét đứt dựa vào bề rộng của nét cơ bản và có kích thước bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
- Nét chấm gạch mảnh: dùng để vẽ các đường trục cũng như các đường tâm, để xác định được tâm của đường tròn hay tâm cung tròn, ta dùng nét chấm gạch mảnh.Độ dài gạch có kích thước từ 5 đến 30 mm và bề rộng có kích thước bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
- Đường trục và đường tâm vẽ qua đường bao của hình biểu diễn, có kích thước từ 2 đến 5mm và kết thúc bằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được xác định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn bé hơn 12mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm được thay bằng nét mảnh.
- Nét liền mảnh: nét liền mảnh được sử dụng để ghi kích thước và đường gióng. Đường gióng liên kết giữa đường kích thước và hình biểu diễn được vẽ từ đường bao. Để vẽ đường gióng và đương kích thước dùng nét liền mảnh có giá trị bề rộng bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản. Ngoài ra, nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.
- Nét cắt: dùng để vẽ các vết của mặt phẳng cắt. Bề rộng của nó có giá trị kích thước từ 1 đến 1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8 đến 20 mm.
5. Quy định chữ viết
Quy định về khổ chữ viết (ký hiệu h) được xác định bằng chiều cao của chữ in hoa và đươc tính bằng mm. Có các loại chữ như sau: 2,5; 3,5; 4;5;10; 14;20;…
Chữ viết thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 75 độ.
6. Quy định về kích thước
Độ lớn của chi tiết biểu diễn được xác định bởi con số kích thước, chúng được ghi trên đường kích thước ở khoảng giữa. Chiều cao của con số kích thước lớn hơn 3,5mm.
Đường kích thước không được vẽ cắt đường gióng. Không được phép sử dụng các đường khác làm đường kích thước.
Đường kích thước phải được giới hạn bằng mũi tên. Độ lớn của mũi tên phụ thuộc vào bề rộng, chiều dài của nét cơ bản. Tất cả mũi tên trên bản vẽ đều phải có kích thước như nhau.
Đường kích thước phải vẽ khoảng cách giữa hai đường bao từ 6 đến 10mm và phải vẽ song song nhau.
7. Quy định về hình chiếu và cách bố trí
Trong phép chiếu được chia thành hai loại: phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm
Trong bản vẽ kỹ thuật sẽ có 3 phép chiếu: mặt cắt, hình cắt, hình chiếu
Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bởi phép chiếu. Mỗi phép chiếu gồm 3 yếu tố sau đây:
- Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu
- Tâm chiếu: điểm từ đó thực hiện phép chiếu
- Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu
Cách bố trí:
Tập đoàn Trần Anh chúng tôi đã chia sẻ chi tiết cho bạn về quy định tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng. Qua bài viết này chúng tôi hy vọng bạn có thể nắm được thong tin cơ bản về các tiểu chuẩn bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng. Chúc bạn thành công!