Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ chi tiết [Mới nhất]

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ chi tiết [Mới nhất]

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch dân sự phổ biến hiện nay với giá trị lớn. Và mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ được xem là giải pháp an toàn, hợp lý để hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có xảy ra khi tiến hành giao dịch.

TẢI HĐ đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ

Bạn đã biết về mẫu hợp đồng đặt cọc này hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất chuyển giao lại phần đất cũng như quyền sử dụng phần đất đó cho người được chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ nhận được số tiền tương đương giá trị quyền sử dụng đất theo như thỏa thuận hai bên.

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Đặt cọc được biết đến là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của các bên để đảm bảo giao kết. Hợp đồng này có thể được thực hiện bởi lời nói, hành vi hoặc văn bản. Tuy nhiên, vì đất đai là tài sản có giá trị lớn nên hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường được lập thành văn bản, ghi nhận tài sản đặt cọc, mục đích đặt cọc.

Vì sao cần phải làm hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xem là giải pháp để đảm bảo quyền lợi của người mua. Khi có nhu cầu chuyển nhượng đất và quyền sử dụng đất, người bán sẽ treo biển hoặc đăng thông tin kèm mức giá trên các website, diễn đàn. Người mua sau khi nhìn thấy có thể đến xem sau đó đưa ra quyết định mua. Trong số rất nhiều người đến xem, người có ý định mua miếng đất đó sẽ cần phải đặt cọc một số tiền nhất định theo như hai bên thỏa thuận.

Theo như pháp luật quy định thì hợp đồng đặt cọc quyền sử dụng đất không bắt buộc công chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và xác nhận giá trị pháp lý thì người mua nên chủ động công chứng. Như vậy sẽ giúp tránh được những tranh chấp phát sinh và nếu có sẽ được xử lý bởi pháp luật.

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm tránh những tranh chấp sau này

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp vì tin tưởng, cho rằng có mối quan hệ thân tình nên các bên chủ quan, không ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng văn bản mà chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến những tranh chấp phát sinh không đáng có sau này.

Tải file: hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ-giaanproperty.vn.docx

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được soạn thảo dựa trên các cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13
  • Luật đất đai số 45/2013/QH13
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • Nghị định số 01/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

+ Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015;

+ Căn cứ Luật đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013;

+ Căn cứ vào nhu cầu của hai bên tham gia ký kết hợp đồng:

Hôm nay, ngày [..] tháng [..] năm 20[..] , tại:  [..], Hà Nội, chúng tôi gồm có:

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (BÊN A)

Ông (Bà): […]  Sinh năm: […]

CMND/ CCCD số: […]  Cấp ngày […]  Tại […]

Hộ khẩu thường trú: […]

Chỗ ở hiện tại: […]

BÊN ĐẶT CỌC (BÊN B)

Ông (Bà): […]  Sinh năm: […]

CMND/ CCCD số: […] Cấp ngày: [..] Tại: […]

Hộ khẩu thường trú: […]

Chỗ ở hiện tại: […]

Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký bản hợp đồng này để thực hiện việc đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất, với những điều khoản đã được hai bên bàn bạc và thỏa thuận như sau:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng

Bằng hợp đồng này Bên B đồng ý đặt cọc, bên A đồng ý nhận đặt cọc để đảm bảo giao kết và thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: [..] , thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của bên A theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số [..] , số vào sổ cấp Giấy chứng nhận […] do Sở tài nguyên và môi trường Thành phố Hà Nội cấp ngày [..]/.[..]/20[..] Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận nói trên có đặc điểm như sau:

a, Nhà ở:

Địa chỉ: […]

Diện tích sàn: […]

Hình thức sử dụng: […]

b, Đất

Thửa đất số: […]

Địa chỉ: […]

Diện tích: […]

Hình thức sử dụng: […]

Mục đích sử dụng: […]

Thời hạn sử dụng: […]

Điều 2: Giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán, xử lý tiền đặt cọc

2.1 Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nói trên hai bên thỏa thuận là […]  đồng ( […] trăm triệu đồng)

2.2 Phương thức thanh toán:

+ Tại thời điểm ký hợp đồng này Bên B đặt cọc cho Bên A số tiền là […] đồng ( […]  triệu đồng) để bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc này sẽ được trừ vào số tiền Bên B phải thanh toán cho Bên A sau này. Bên B sẽ thanh toán cho Bên A thành 3 đợt sau đó.

+ Đợt 1: Tại thời điểm ngày [..]/.[..]/20[..], Bên B sẽ thanh toán cho Bên A số tiền là […] đồng ( […]  trăm triệu đồng);

+ Đợt 2: Tại thời điểm ngày [..]/.[..]/20[..], Bên B sẽ thanh toán cho Bên A số tiền là […] đồng ([…] trăm triệu đồng);

+ Đợt 3: Tại thời điểm ngày [..]/.[..]/20[..], Bên B sẽ thanh toán cho Bên A số tiền là […] đồng ([…] trăm triệu đồng);

2.3 Xử lý tiền đặt cọc:

a, Nếu sau khi ký hợp đồng này Bên A không chuyển nhượng tài sản nêu tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B nữa hoặc vi phạm hợp đồng dân tời trường hợp Bên B được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 5 Hợp đồng này thì Bên A phải trả lại cho Bên B số tiền đặt cọc đã nhận và chịu phạt một khoản là […]  ([…]  trăm triệu đồng);

b, Nếu sau khi ký hợp đồng này Bên B không nhận chuyển nhượng tài sản nêu tại Điều 1 Hợp đồng này hoặc vi phạm hợp đồng dẫn tới trường hợp Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 5 này thì Bên B  sẽ mất số tiền đặt cọc đã giao.

Điều 3: Việc giao và đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

3.1 Bên A có nghĩa vụ giao tài sản gắn liền với đất đúng như hiện trạng nói trên cùng toàn bộ bản chính giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên B vào thời điểm hai bên hoàn tất ký kết hợp đồng chuyển nhượng tài sản tại văn phòng công chứng.

3.2 Sau khi hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có xác nhận của văn phòng công chứng, bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 4: Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí, tiến hành các thủ tục công chứng hợp đồng

4.1 Thuế, lệ phí, phí công chứng liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do bên B chịu trách nhiệm nộp.

4.2 Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại văn phòng công chứng, bên B có nghĩa vụ liên hệ với cơ quan thuế để làm thủ tục nộp thuế theo quy định của pháp luật.

4.3 Bên A có trách nhiệm liên hệ với văn phòng công chứng và tiến hành các thủ tục để hai bên có thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng chính thức tại văn phòng công chứng trước ngày ……/ ……. / 20 ……. , thời gian và địa điểm cụ thể bên A sẽ phải thông báo cho Bên B biết trước 05 ngày. Trước thời điểm ký kết hợp đồng này bên B cung cấp cho Bên A đầy đủ bản sao các giấy tờ thuộc về trách nhiệm của bên B để bên A làm thủ tục với văn phòng công chứng, khi ký hợp đồng bên B sẽ xuất trình bản chính các giấy tờ cần thiết.

Điều 5: Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nếu một bên phát hiện phía bên kia có hành vi vi phạm hợp đồng và có căn cứ về việc vi phạm đó thì phải thông báo bằng văn bản cho bên có hành vi vi phạm biết và yêu cầu khắc phục các vi phạm đó, trong thời hạn 07 này kết từ ngày nhận được thông báo mà bên có hành vi vi phạm không khắc phục toàn bộ các vi phạm thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 2 hợp đồng này.

Điều 6: Cam đoan của các bên

6.1 Bên A chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

a, Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b, Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

c, Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

+ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nói trên thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Bên A, không có tranh chấp khiếu kiện, không vi phạm quy hoạch;

+ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bị ràng buộc dưới bất cứ hình thức nào bởi các việc: Thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc kê khai làm vốn của doanh nghiệp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

Không bị ràng buộc bởi bất cứ một quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để  bị hạn chế quyền của chủ sở hữu đất.

d, Việc giao hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

e, Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này ;

6.2 Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

a, Những thông tin về nhân thân dã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

b, Bên B đã tự xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và tài sản gắn liền với đất đã nêu trong hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

c, Việc giao kết hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

d, Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này;

Điều 7: Điều khoản cuối cùng

7.1 Hai bên công nhận đã hiểu rõ những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

7.2 Hai bên tự đọc lại hoặc nghe lại nguyên nội dung bản hợp đồng này và cùng chấp thuận toàn bộ các điều khoản của hợp đồng và không có điều gì vướng mắc. Hai bên cùng ký tên dưới đây để lấy làm bằng chứng.

BÊN ĐẶT CỌC

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Các loại tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ

Ngoài việc tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng sử dụng đất thì bạn cũng cần tìm hiểu về các loại tranh chấp hợp đồng đặt cọc thường gặp để phòng tránh hay có cách giải quyết hiệu quả.

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường xảy ra những trường hợp dưới đây.

Đặt cọc mua bán đất khi không đủ điều kiện chuyển nhượng

Theo như quy định Luật đất đai năm 2013, quá trình chuyển nhượng cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nà ở và các tài sản khác gắn liền với đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Thế nhưng, vẫn có nhiều trường hợp quá trình đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn được diễn ra khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Điều này là bởi vì bên mua (bên đặt cọc) không tìm hiểu về điều kiện chuyển nhượng, bên nhận cọc cố tình che dấu, không cung cấp thông tin. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên đặt cọc có thể đòi lại quyền lợi dựa vào những điều kiện chuyển nhượng kể trên.

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nhiều trường hợp giao kết đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy định

Tranh chấp do bên nhận cọc không có quyền chuyển nhượng 

Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất phải được tiến hành bởi những người có đất. Trường hợp người khác thực hiện thay thì phải có sự đồng ý của người có quyền sử dụng đất qua văn bản ủy quyền và được công chứng theo quy định pháp luật.

Đã có nhiều trường hợp người không có quyền sử dụng đất trực tiếp ký hợp đồng đặt cọc mua bán và dẫn đến tranh chấp hợp đồng sau này. Vậy nên, người mua (người đặt cọc) cần tìm hiểu kỹ trước khi “xuống tiền” đặt cọc, tránh tình trạng giao tiền cho người không có quyền bán đất và có thể rơi vào nguy cơ “mất trắng” số tiền đó.

Tranh chấp về quyền – nghĩa vụ giữa các bên

Tranh chấp này thường xảy ra do hợp đồng đặt cọc không rõ ràng về các điều, khoản hoặc do các bên không thực hiện đúng như trong nội dung hợp đồng. Có thể là:

  • Không giao tiền theo đúng thời hạn đặt cọc chuyển nhượng đất
  • Không thực hiện đúng nghĩa vụ giao tiền cọc cho bên bán đất
  • Thông tin về quyền sử dụng đất trong hợp đồng không đúng thực tế
  • Bên nhận cọc đưa quyền sử dụng đất vào một giao dịch khác

Hay nói một cách khác, tranh chấp này xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ theo như nội dung trong hợp đồng. Hậu quả đó là gây nên những ảnh hưởng, thiệt hại đến quyền lợi của bên còn lại.

Tranh chấp về mức phạt cọc, bồi thường thiệt hại

Một trường hợp tranh chấp thường gặp nữa đó là tranh chấp mức phạt, bồi thường thiệt hại. Bên nhận cọc có lỗi và không trả tiền hoặc bên đặt cọc có lỗi nhưng không muốn mất tiền đã đặt cọc là những trường hợp thường xảy ra nhất.

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Thế nhưng, nếu chẳng may gặp phải sự xung đột, mâu thuẫn giữa các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng thì cần chọn một trong những cách giải quyết dưới đây.

  • Thương lượng, đàm phán: Đây là cách được khuyến khích áp dụng hơn cả. Hai bên bán và bên mua hãy cùng nhau ngồi xuống bàn bạc, phân tích vấn đề hay mấy chốt tranh chấp để tìm được phương án giải quyết phù hợp nhất. Ưu điểm của cách này đó là tiến hành đơn giản, gọn nhẹ. Việc giải quyết có thể đi tới kết quả tốt đẹp nếu hai bên chịu lắng nghe ý kiến đối phương, điều tiết tâm lý hay cái tôi của bản thân.
Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Có thể thương lượng, đàm phán nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Hòa giải tranh chấp hợp đồng: Nếu không thể thương lượng hay đàm phán thì hai bên có thế nhờ bên thứ 3 (trung gian) để đảm bảo quyền cũng như lợi ích của hai bên. Hai bên sẽ lựa chọn hòa giải viên hoặc tổ trưởng hòa giải sẽ phân công hòa giải viên để tiến hành giải quyết tranh chấp hợp đồng quyền chuyển nhượng sử dụng đất. Hòa giải viên phải sở hữu các tiêu chí đó là đạo đức tốt, uy tín trong cộng đồng dân cư, có khả năng thuyết phục, hiểu biết về pháp luật và được chủ tịch UBND cấp xã công nhận là hòa giải viên.
  • Khởi kiện và tranh chấp tại tòa án: Đây là phương án giải quyết hiệu quả nhất vì nó được thực hiện theo trình tự thủ tục chặt chẽ. Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền để thụ lý việc xét xử tranh chấp. Tuy nhiên, nhược điểm của cách giải quyết này đó là thời gian kéo dài, hồ sơ phức tạo, tốn nhiều chi phí và công sức.

Trên đây là mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ chi tiết, đầy đủ nhất cũng như những vấn đề xoay quanh hợp đồng đặt cọc mua bán, chuyển nhượng đất. Hãy tự trang bị những kiến thức để không rơi vào tình thế bị động khi tiến hành các giao dịch về BĐS có giá trị cao nhé!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (111 bình chọn)

Tin tức khác